Chủ doanh nghiệp bận trăm công nghìn việc khi mới start – up sẽ không thể một mình tự quản lý hết sổ sách kế toán hay báo cáo tài chính. Khi đó, các hoạt động tài chính phụ thuộc hầu hết vào phòng kế toán. Tuy nhiên, để kiểm soát và chủ động được trong các kế hoạch và quyết định chiến lược, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ và có cái nhìn tổng quan, đúng đắn nhất về tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo tài chính.
Vậy đâu là yếu tố quan trọng chủ doanh nghiệp cần chú ý khi đọc 1 bản báo cáo tài chính? Cùng PosX tìm hiểu 4 yếu tố sau đây:
Danh mục bài viết
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản mục này bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền khác như: tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng,…
Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đồng thời là một trong những chỉ số sức khỏe quan trọng nhất của hệ thống tài chính trong một công ty. Nó phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và do đó phản ánh tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp trong bản báo cáo tài chính. Một công ty có lượng tiền và các khoản tương đương tiền dồi dào được đánh giá là có tình hình hoạt động tốt, sẽ chủ động hơn trong các hoạt động như mua hàng, trả nợ,…, đặc biệt có thể đối phó với các tình huống bất ngờ như thiếu hụt doanh thu, sửa chữa hoặc thay thế, hay các trường hợp bất khả kháng khác không có trong kế hoạch. Ngược lại, nếu khoản mục này của doanh nghiệp mà thấp, kể cả có lợi nhuận cao đi chăng nữa thì cũng không phải là ổn. Dựa vào khoản mục này, các nhà đầu tư còn có thể xem xét và tính toán xem có nên đầu tư vào công ty hay không.
2. Hàng tồn kho
Là giá trị hàng dự trữ của doanh nghiệp. Đó có thể là: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc hàng hóa… Trên thực tế, hàng tồn kho đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, giúp đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, đồng thời mang nhiều ý nghĩa như: đảm bảo khả năng cung ứng của doanh nghiệp, đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ, giảm chi phí đặt hàng,… Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều cũng không phải tốt, bởi nó có thể dẫn đến một số vấn đề như: tốn kém phí lưu kho, hàng không xuất ra được,….
3. Vay nợ
Là khoản tiền vay nợ tín dụng và doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn (trả lãi vay cho ngân hàng). Không phải tất cả các khoản vay nợ là xấu. Tuy nhiên, cần đánh giá, xem xét tỷ lệ giữa vay nợ và các khoản mục quan trọng khác như vốn chủ sở hữu và lợi nhuận. Nếu tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu quá cao, doanh nghiệp phải thường xuyên trả nợ gốc và lãi vay thì khi đó câu hỏi đặt ra là liệu dòng tiền của doanh nghiệp có đủ để trả nợ gốc và lãi vay tương ứng trong các tình huống rủi ro xảy ra không? Tiếp nữa, nếu chi phí cho khoản vay (lãi vay) lớn hơn lợi nhuận thu được từ khoản vay thì mặc dù trên danh nghĩa, doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận đều đặn nhưng thực tế phần lợi nhuận đó lại không đủ để chi trả cho lãi vay.
4. Lợi nhuận
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng nhà sách, văn phòng phẩm
Lợi nhuận là một cách để xác định khả năng “kiếm tiền” của doanh nghiệp. Nó bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Các loại lợi nhuận khác nhau (lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, thu nhập ròng…) sẽ có mức độ phản ánh tình hình chi phí trong tính toán khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều là chỉ số quan trọng và là một cách đánh giá khách quan về tình hình của doanh nghiệp, là số liệu hữu ích cho biết doanh nghiệp có đang “kiếm tiền” tốt hay không và liệu doanh nghiệp có đang thu nhiều hơn chi hay không. Lợi nhuận cao sẽ phản ánh doanh nghiệp đang hoạt động tốt, lợi nhuận âm có thể cho thấy doanh nghiệp thực sự đang gặp khó khăn, và có thể không bền vững về lâu dài.
Nguồn: sưu tầm
Bài viết liên quan: Để mở quán ăn thành công thì phải trả lời được những câu hỏi này
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.