90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1

Rate this post

Dưới đây là bài viết PosX tổng hợp và chia sẻ đến bạn phần 1 gồm 45 thuật ngữ, được sắp xếp theo thứ tự A-Z. Cùng theo dõi và bạn cần năm rõ để hiểu hết các thuật ngữ nhé!

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

1.Activity Diagram: Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một quá trình. Nó mô tả các hành động (hành vi) của một quy trình nghiệp vụ hay một hệ thống CNTT theo thứ tự diễn ra, cùng với các điều kiện tương ứng với hành động đó. Biểu đồ chia theo làn để nhóm các hoạt động với nhau. Các hành động có thể được chia theo người thực hiện, quy trình kinh doanh hoặc theo hệ thống thực tại.

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

2.Agile: Agile là một thuật ngữ và là khung khái niệm dùng để mô tả một số phương pháp “nhẹ cân” như Extreme Programming XP, SCRUM và RAD. Đặc điểm chung giữa chúng là bao gồm phân tích và phát triển, lặp lại trong một khoảng thời gian được xác định trước, bàn giao nhanh những chức năng quan trọng trước, cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh với những tính năng giới hạn ban đầu chỉ trong vài tháng (thường là 1-2 tháng), nhóm chức năng nhỏ thường có 6-9 thành viên, đội ngũ phát triển họp hàng ngày và giảm bớt được khối lượng tài liệu sử dụng.

3.Action Plan: Chuỗi các hành động, chiến lược được đề ra nhằm đạt được mục tiêu.

4.Active Listening: Là một phương pháp nhằm tiếp nhận và hồi đáp có cấu trúc, có chủ đích, đòi hỏi người nghe phải hiểu và đánh giá được những điều họ nghe được.

5.Alternative Flow: Luồng thay thế mô tả những trường hợp sử dụng khác với luồng cơ bản mà vẫn đi đến kết quả cuối cùng. Nó được xem như một luồng ngoại lệ và ngụ ý rằng người dùng có thể chọn hướng đi thay thế khác trong hệ thống.

6.Analysis: Việc kiểm tra các sự kiện và dữ liệu, đem lại nền tảng để đưa ra quyết định hiệu quả

7.Benchmarking: Là một kỹ thuật được các tổ chức dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động so với nhóm các tổ chức tốt nhất cùng ngành, xác định cách các tổ chức đó đạt được hiệu quả và dùng thông tin để cải thiện hiệu quả doanh nghiệp. Đối tượng có thể dùng để đo điểm chuẩn bao gồm các chiến lược, cách thức hoạt động và quá trình hoạt động.

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online

8.Black Belt: Các leader cuả nhóm chịu trách nhiệm đánh giá, phân tích, cải thiện và quản lý những quy trình quan trọng, có tác động đến sự hài lòng của khách hàng và sự phát triển của sản phẩm. “Black Belts” là những vị trí toàn thời gian.

9.Business Analysis Planning and Monitoring : Mô tả cách chuyên viên phân tích nghiệp vụ xác định hoạt động cần thiết để hoàn thành mục tiêu phân tích. Những nhiệm vụ trong phạm vi kiến thức này sẽ chi phối những nhiệm vụ trong tất cả những vùng phạm vi kiến thức khác.

10.Business Drivers: Các yếu tố mấu chốt (con người, thông tin, điều kiện cần như áp lực thị trường, quy trình, v.v…) dẫn tới sự thành công của tổ chức.

11.Burndown Chart: Burndown là một công cụ được dùng bởi nhiều phương pháp kỹ thuật phần mềm để theo dõi tiến trình hoàn thành công việc. Công cụ này so sánh khối lượng công việc còn lại (đo lường bởi trục tung) với thời gian (đo lường bởi trục hoành). Biểu đồ Burndown mang đến cái nhìn nhanh chóng về khối lượng công việc hoàn thành theo thời gian.

12.Business Entity Model: Là mô hình logic mô tả những thực thể hoặc những thứ mà doanh nghiệp, tiến trình trình kinh doanh sử dụng và tương tác nhằm hoàn thành mục đích kinh doanh. Ngoài ghi lại các thực thể, mô hình thực thể (kinh doanh) còn có thể nắm bắt được các thuộc tính, mối quan hệ giữa các thực thể và tập hợp thông tin. Một số mô hình thực thể (kinh doanh) được tạo ra dưới dạng sơ đồ lớp.

13.CBAP: Certified Business Analysis Professional – Chứng chỉ phân tích nghiệp vụ chuyên nghiệp (CBAP) dành cho những BA đã vượt qua kỳ thi CBAP. Vì vậy, thuật ngữ CBAP thường được dùng như là thuật ngữ viết tắt để chỉ chính kỳ thi CBAP.

14.CCBA: Certification of Competency in Business Analysis – Chứng nhận năng lực phân tích nghiệp vụ (CCBA) dành cho những BA đã vượt qua kỳ thi CCBA. CCBA là một bước đệm cho các chuyên viên tích nghiệp vụ chưa đáp ứng được đầy đủ điều kiện của CCBA.

15. Thuật ngữ Charter: Tài liệu của nhóm xác định bối cảnh, chi tiết cụ thể và kế hoạch của một dự án nâng cấp, bao gồm các đối sách kinh doanh, vấn đề và mục tiêu đưa ra, những ràng buộc và giả định, vai trò, kế hoạch sơ bộ và phạm vi của dự án. Điều lệ sẽ được xem xét bởi các “khách hàng” để đảm bảo sự liên kết và sửa đổi hay tinh chỉnh định kỳ trong suốt quá trình DMAIC dựa trên các thông tin dữ liệu. Starwood đã sử dụng Mẫu xác định dự án bằng công cụ E-SIXSIGMA nhằm thu nhận thông tin của các điều lệ.

16.Class Diagram: Một sơ đồ lớp mô tả cấu trúc của một hệ thống bằng việc đưa ra các phân lớp của một hệ thống, các thuộc tính và các hoạt động thuộc về mỗi lớp, cùng với mối quan hệ giữa các lớp với nhau

17.Communication Diagram: Là một sơ đồ mô hình hóa các đối tượng hoặc các phần của hệ thống, các tương tác (hay các thông điệp) giữa chúng và trình tự tương tác diễn ra. Một sơ đồ liên lạc biểu thị điều này bằng việc sắp xếp tự do dự án hay các phần của hệ thống. Sự sắp xếp này cho thấy các tương tác theo trình tự tối ưu hơn nếu sử dụng trong một không gian nhỏ gọn.

18.Communication Plan: Một hướng dẫn về phương thức trao đổi thông tin và tài chính trong suốt quá trình thực hiện dự án. Nó là một tài liệu được cập nhật định kỳ khi có nhu cầu thay đổi. Nó giải thích chính xác cách thực hiện việc truyển đạt đúng thông điệp, từ đúng người gửi, tới đúng đối tượng, thông qua đúng kênh và vào đúng thời điểm. Nó bao gồm 6 yêu tố cơ bản của việc liên lạc: người liên lạc, thông điệp, kênh liên lạc, cơ chế phản hồi, người nhận/người nghe và khung thời gian. Cụ thể:

“Ai” – đối tượng nhắm tới

“Cái gì” – thông điệp chính được đưa ra

“Khi nào” – tính toán thời gian, đặc biệt là thời gian gửi thông điệp

“Tại sao” – kết quả mong muốn

“Như thế nào” – phương tiện truyền thông (cách chuyển thông điệp)

“Bởi ai” – người gửi (người sẽ chuyển thông tin và cách mà họ được chọn)

19.Concentration Ratio: Tỷ lệ tập trung là một thước đo sử dụng để tìm hiểu mức độ cạnh tranh tồn tại trong thị trường hay ngành mà công ty hoạt động

20.Context Diagram: Là một dạng đặc biệt của biểu đồ luồng thông tin đại diện cho toàn bộ một hệ thống như một quá trình duy nhất và làm rõ các tương tác giữa hệ thống được phân tích và các hệ thống khác hoặc với những người tương tác với nó

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

21.Cost Benefit Analysis: Là một kĩ thuật sử dụng để xác định lợi ích tài chính của một dự án so với chi phí thực hiện. Đối với một dự án ngắn hạn, lợi ích tài chính có thể là một khoản tiền mặt được trả ngay lâp tức. Điều này có thể tính toán đơn giản bằng cách lấy tổng mức đầu tư trừ đi tổng chi phí. Nếu nhận được kết quả là số dương, có thể kết luận đó là một dự án đáng để thực hiện

22.Convergent Thinking: Tư duy hội tụ là quá trình tập trung vào một vài ý tưởng và đánh giá chúng dựa trên các tiêu chí lựa chọn để thu hẹp những lựa chọn hiện có

23.Cost Benefit Analysis: Là một kĩ thuật sử dụng để xác định lợi ích tài chính của một dự án so với chi phí thực hiện. Đối với một dự án ngắn hạn, lợi ích tài chính có thể là một khoản tiền mặt được trả ngay lâp tức. Điều này có thể tính toán đơn giản bằng cách lấy tổng mức đầu tư trừ đi tổng chi phí. Nếu nhận được kết quả là số dương, có thể kết luận đó là một dự án đáng để thực hiện

24.CRUD: Là viết tắt của Create, Read, Update and Delete. Chúng là bốn chức năng cơ bản khi làm việc với dữ liệu trong kho lưu trữ liên tục.

25.Dashboard: Một nguồn tài nguyên hiển thị dữ liệu thể hiện tình trạng hiện tại của số liệu và chỉ số hiệu suất của một tổ chức. Dashboard hợp nhất và sắp xếp các kết quả hiển thị dưới dạng số, được tạo ra trên cơ sở định kỳ như theo quý hoặc hàng tháng

26.Database View: Là một truy vấn lưu trữ dữ liệu được trả về từ một hoặc một vài bảng của cơ sở dữ liệu. Truy vấn lưu trữ hay chế độ xem, là một bảng biểu ảo. Một khi đã xác định được khung nhìn (view), bạn có thể tham khảo nó như những bảng biểu khác trong cơ sở dữ liệu. Là kết quả của truy vấn lưu trữ, khung nhìn này không chứa bản sao dữ liệu của chính nó. Thay vào đó, nó tham chiếu đến dữ liệu của các bảng cơ sở cấp dưới.

27. Thuật ngữ Data Flow Diagram: Sơ đồ này sẽ mô hình hóa hệ thống như một mạng lưới các quy trình chức năng và dữ liệu của nó. Nó ghi lại các quy trình của hệ thống, lưu trữ thông tin, luồng mang thông tin và loại bỏ những can thiệp bên ngoài mà hệ thống liên lạc

28.Decision Table: Là một kĩ thuật rành mạch và chặt chẽ để mô hình hóa logic phức tạp sử dụng một số điều kiện dưới định dạng bảng. Nó thường được sử dụng để mô hình hóa những logic mà có thể phải mất nhiều câu hoặc nhiều đoạn văn để có thể diễn tả

29.Decision Tree: Đại diện cho một loạt các điểm quyết định với sự phân nhánh mỗi khi một quyết định được đưa ra, có cấu trúc như nhánh cây. Một cây quyết định chỉ ra những kết quả có thể xảy ra cùng với xác suất mỗi của mỗi kết quả

30. Thuật ngữ Divergent Thinking: Là quá trình tạo ra nhiều ý tưởng từ một chủ đề hoặc khái niệm ban đầu.

90 tn tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

31.DMAIC: Viết tắt của Định nghĩa, Đo lường, Phân tích, Cải thiện và Kiếm soát. Liên quan tới chu trình cải tiến dựa vào những dữ liệu sử dụng cho việc cải thiện, tối ưu hóa và ổn định các quy trình, thiết kế kinh doanh

Định nghĩa: diễn tả rõ ràng các vấn đề trong kinh doanh, mục đích, nguồn lực tiềm ẩn, phạm vi và thời gian

Đo lường: thiết lập các cơ sở dùng cho việc cải thiện. Là bước thu thập dữ liệu. Xác định khoảng cách giữa hiệu suất hiện tại và kì vọng

Phân tích: xác nhận và lựa chọn nguyên nhân sâu xa để loại bỏ

Cải thiện: xác định, kiểm tra và thực hiện giải quyết vấn đề trong cả quá trình hay trong 1 giai đoạn

Kiểm soát: duy trì lợi nhuận. Giám sát việc cải tiến để đảm bảo thành công liên tục và bền vững

32.Thuật ngữ Effective: Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt theo đánh giá của khách hàng, các bên liên quan và đội ngũ nhân viên

33.Efficient: Có khả năng hoạt động mà loại bỏ lãng phí (chậm trễ, các bước thừa thãi, lặp lại, không được sử dụng, quá phức tạp) và đạt được kết quả mong muốn với mức mức sử dụng nguồn lực, thời gian tối thiểu

34.Elicitation: Mô tả những bước cần thiết để có thể đưa ra được yêu cầu từ các bên liên quan. Bao gồm việc chuẩn bị bằng việc xác định tập hợp những công nghệ sẽ sử dụng; tiến hành gợi ý sử dụng những công nghệ đã nêu trên, ghi lại và xác nhận các kết quả gợi ý

35.Enterprise Analysis: Mô tả những hoạt động phân tích nghiệp vụ cần thiết để so sánh nhu cầu của doanh nghiệp với tình hình hiện tại qua đó xác định cơ hội cải thiện cho doanh nghiệp. Sau đó, dựa trên thông tin thu thập được, chuyên viên phân tích sẽ chỉ ra giải pháp nào là phù hợp nhất

36.Entity Relationship Diagram: Sơ đồ này mô hình hóa những mối quan hệ giữa các thực thể trong một cơ sở dữ liệu. Các kí hiệu chuẩn được sử dụng để biểu diễn các loại thông tin khác nhau. Các kí hiệu thông thường sử dụng hình chữ nhật cho Thực thể (Danh từ), hình thoi cho mối quan hệ giữa các thực thẻ (Động từ) và hình bầu dục đại diện cho các thuộc tính. Đôi khi sơ đồ cũng sử dụng những kí hiệu khác.

37.Exception Flow: Là một đường dẫn tới hệ thống không được dự tính trước, thông thường do việc thiếu sót thông tin hoặc hệ thống gặp vấn đề. Luồng ngoại lệ dẫn ra một đường dẫn không mong muốn tới người dùng. Tuy nhiên, ngay cả khi luồng này xảy ra, hệ thống sẽ phản ứng theo cách thu hồi lại luồng này và cung cấp tới người dùng những thông tin hữu dụng

38.Fact Model: Là một mô hình tĩnh, cấu trúc kiến thức kinh doanh về khái niệm cốt lõi trong kinh doanh cũng như tổ chức hoạt động kinh doanh. Mô hình thực tế tập trung vào các khái niệm kinh doanh cốt lỗi (gọi là các thuật ngữ) và các kết nối logic giữa chúng (được gọi là sự kiện). Các sự kiện thường là những động từ mô tả cách một thuật ngữ liên quan tới một từ khác.

Xem thêm Phần mềm bán hàng mỹ phẩm

39.Gantt Chart: Một công cụ lên kế hoạch và quản lý dự án, thể hiện tất cả nhiệm vụ hay hoạt động có liên quan đến dự án hay sáng kiến cũng như những mối quan hệ/phụ thuộc giữa những nhiệm vụ. Những tài nguyên, tình trạng hoàn thành, thời gian và những khó khăn đều được thể hiện trong biểu đồ này

40.Gap Analysis: Là quá trình so sánh giữa hai thứ gì đó nhằm xác định sự khác biệt hay là “lỗ hổng” tồn tại giữa chúng. Hầu hết phân tích GAP được sử dụng để so sánh 2 trạng thái khác nhau của một thứ gì đó, trạng thái hiện tại so với tương lai

90 TN tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

41.Handoff: Trong thời gian thực hiện quá trình, một người (hay một chức vụ) hay một nhóm chuyển công việc cho người khác, việc bàn giao có khả năng làm gây ra một số lỗi, gia tăng chi phí hay thời gian cho quy trình làm việc đó

42.Joint Application Development: Là một phương pháp thiết kế hệ thống phần mềm theo yêu cầu, trong đó có các bên liên quan, các chuyên gia SME, người dùng cuối cùng, phân tích viên hệ thống, nhà thiết kế phần mềm và các nhà phát triển tham gia vào buổi hợp tác (JAD) để đưa ra chi tiết về hệ thống

43.Lean: Một cách tiếp cận tích hợp để thiết kế và cải thiện công việc theo hướng tập trung lý tưởng nhất cho khách hàng thông qua sự tham gia của tất cả mọi người theo nguyên tắc và thực tiễn chung. Việc này bao gồm quan sát trực tiếp công việc như là các hoạt động, kết nối, loại bỏ lãng phí mang tính hệ thống, giải quyết vấn đề theo hệ thống, thiết lập một thỏa thuận cấp cao về tất cả những gì và cách làm như thế nào qua đó tạo ra một hệ thống học tập

44.Macro-environmental Factors: Các yếu tố lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng tới khả năng thực hiện công việc của tổ chức. VD: chính trị, tính pháp lý, kinh tế và xã hội.

90 TN tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

45.Measures of Success: Các tiêu chí, số liệu hay phương tiện đưa ra nhằm so sánh với các chỉ số của kết quả đầu ra
Nguồn sưu tầm
Bài viết liên quan Tử tế theo cách của người trưởng thành

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM