90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

Rate this post

Dưới đây là bài viết PosX tổng hợp và chia sẻ đến bạn phần 2 gồm 45 thuật ngữ tiếp theo từ 46-90, được sắp xếp theo thứ tự A-Z. Cùng theo dõi và bạn cần năm rõ để hiểu hết các thuật ngữ nhé!

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

46.Thuật ngữ Metric: Một tiêu chuẩn tới từ việc đo lường. Các chỉ số này có thể mang một số đặc tính như:

Dẫn đầu – một phép đo dự đoán thành công hay thất bại trong tương lai; đôi khi còn được gọi là “tầm nhìn kính chắn gió”; được dùng để dự đoán kết quả

Tóm tắt – phép đo mô tả những sự việc đã xảy ra; còn được gọi là “tầm nhìn gương chiếu hậu”; sử dụng để xác định các biện pháp khắc phục.

Xem thêm Phần mềm quản lý siêu thị điện máy,điện tử-đồ gia dụng

Định lượng – phép đo số lượng của một kết quả

Định tính – phép đo thành phần không đếm được của một kết quả công việc như là sự hài lòng của khách hàng

Đẩu ra – thông thường là đo đếm số lượng hàng hóa, dịch vụ tạo ra

Kết quả – có thể là định lượng hoặc định tính và xác định các tác động rộng hơn

47.Thuật ngữ Micro-environmental Factors: Những yếu tố bên ngoài cụ thể với một tổ chức sẽ ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ của nó. VD: khách hàng bên ngoài, đại lý, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh …

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

48.Milestone: Giai đoạn cuối của dự án đánh dấu việc hoàn thành 1 gói công việc (quản trị dự án) hay một giai đoạn, thường được đánh dấu bởi một sự kiện lớn như chứng thực hay kí kết tài liệu hoặc là một cuộc họp lớn. Một dự án phức tạp có thể có nhiều mốc trước khi thật sự hoàn thành.

49.Model-Based-Management: Đề cập tới hoạt động quản trị và đưa ra quyết định thông qua hướng đi trong tương lai của doanh nghiệp, quy trình hoặc hệ thống dựa trên các thông tin thu thập được từ các mô hình ghi lại tình trạng hiện tại

50.Non-value-adding activities: Bất kì bước nào trong quá trình không đem lại giá trị cho khách hàng hay cho quy trình. Ví dụ: làm lại, chuyển nhượng, thanh tra hay chậm trễ

51.PDCA Method: Là một phương pháp gồm 4 bước lặp đi lặp lại thường được sử dụng cho Quá trình cải thiện kinh doanh. PDCA là viết tắt của Kế hoạch, Thực hiện, Kiểm tra và Hành động. Nó được sử dụng để tạo ra một vòng lặp dựa trên kết quả thu được, qua đó thực hiện các thay đổi và cải thiện lặp lại theo thời gian

52.Pilot: Thử nghiệm một giải pháp trên quy mô giới hạn để đảm bảo hiệu quả và kiểm tra tác động của nó

53.Primary Actor: Là những người, hoặc thậm chí thuộc hệ thống khác, cần sự trợ giúp của hệ thống đang được xem xét để đạt được mục đích của họ. Họ bắt đầu bằng các trường hợp sử dụng của hệ thống (quy trình kinh doanh hoặc ứng dụng chức năng). Phương án sử dụng trong dự án có thể có nhiều nhân tố vai trò chính, do có nhiều vai trò có thể phát sinh trong quá trình thực hiện

54.Process: Một loạt các bước, hành động dẫn tới kết quả mong muốn. Một tập hợp các nhiệm vụ chung tạo ra sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay kế hoạch nhằm đáp ứng được khách hoặc môt nhóm khách hang

55.Thuật ngữ Process improvement: Cách cải thiện tiếp cận là dựa trên những thay đổi gia tăng, bao gồm các giải pháp loại bỏ, giảm thiểu sai sót, chi phí hay thời gian; để lại thiết kế cơ bản và các giả định của một quá trình tròn vẹn

56.Process Mapping: Mô tả minh họa về cách mọi thứ được thực hiện, cho phép người tham gia hình dung được toàn bộ quá trình qua đó nhận định được các điểm mạnh và yếu. Nó giúp giảm bớt thời gian và những thiếu sót trong quá trình ghi nhận giá trị của các đóng góp cá nhân. Một loại mô hình minh họa các bước có trong quy trình hoạt động và xác định trách nhiệm cho từng bước cùng với các biện pháp xử lý chính.

57.Process Owner: Những cá nhân chịu trách nhiệm về một quy trình cụ thể. Ví dụ: trong phòng pháp chế thường có 1 người phụ trách – có thể là Phó chủ tịch về pháp lý – là chủ phụ trách quy trình. Ngoải ra Giám đốc Marketing sẽ là người phụ trách mảng tiếp thị và trong mảng Đăng kí, người phụ trách thường sẽ là Front Office Manager

58.Thuật ngữ Project Management: Quá trình tổ chức và quản lý nguồn lực để hoàn thành dự án đúng chỉ tiêu, kịp tiến độ, trong phạm vi ngân sách và làm hài lòng khách hang

59.Project Sponsor: Thành viên thuộc ban điều hành này là người hỗ trợ dự án và có thể hỗ trợ giải quyết những rào cản có thể xuất hiện. Họ chịu trách nhiệm về thành công của dự án và chịu trách nhiệm giải thích với các thành viên của “Six Sigma Council” và bất kì ai trong cơ sở kinh doanh về chuyển giao dự án hỗ trợ các nỗ lực hợp tác chéo. Họ sẽ cập nhật các khía cạnh chính của dự án bằng cách thường xuyên gặp gỡ các trưởng nhóm cùng thành viên Nhà tài trợ dự án là:

Thành viên của Ban điều hành

Chịu trách nhiệm về thành công của dự án

Giải quyết hợp tác chéo giữa các phòng ban cũng như các rào cản

Xem xét và theo dõi tiến độ cùng đội ngũ lãnh đạo

Ủng hộ các nguồn lực cần thiết

60.Thuật ngữ Quality Assurance: QA là một quy trình, mô tả phương pháp chủ động trong việc thiết lập một quy trình giám sát nhằm sản xuất sản phẩm không bị lỗi hay thiếu sót.

61.Quality Control: QC là về Sản phẩm hay Chuyển giao. Nó mô tả việc kiểm tra sản phẩm hay kết quả chuyển giao lần cuối để chắc chắn không có lỗi hay thiếu sót, đáp ứng đầy đủ các thông số kĩ thuật

62.RACI Matrix: Một công cụ quản lý dự án xác định tất cả những nhiệm vụ, hoạt động cần thiết và các bên liên quan có tham gia thực hiện công việc, đi kèm với mức độ hay loại hình mà họ tham gia. Ma trận được sử dụng để đảm bảo rõ ràng trong định hình vai trò và quy trách nhiệm trong môi trường đội nhóm. Nó làm giảm thiểu bớt các vấn đề và thúc đẩy nền văn hóa về giải trình trách nhiệm.

R – Trách nhiệm: người thực hiện hoạt động

A – Có trách nhiệm: người chịu trách nhiệm phê duyệt cuối cùng

R – Tham vấn: một bên liên quan tham gia vào trước khi công việc hoàn thành

I – Thông báo: một bên liên quan được thông báo về kết quả của nhiệm vụ, quyết định

63.Random sampling: Phương pháp cho phép mỗi mục hay mỗi người được chọn ra để đo lường một cách hoàn toàn ngẫu nhiên

64.Requirement: Một tài liệu phản ánh điều kiện hoặc năng lực, khả năng. Cụ thể, yêu cầu từ một bên muốn giải quyết một vấn đề hay để đạt được một mục tiêu nhất định hoặc yêu cầu đưa ra một giải pháp để có thể đáp ứng được một hợp đồng hay tiêu chuẩn, đặc tả

65.Requirements Analysis: Mô tả những hoạt động, phương pháp sử dụng để phân tích các yêu cầu được đưa ra và biến chúng thành những giải pháp tiềm năng với khả năng đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan

66.Requirements Management and Communication: Mô tả những gì liên quan tới quản lý và khớp nối các yêu cầu với các bên liên quan. Nó bao gồm sự hiểu biết mối liên hệ giữa các mục tiêu kinh doanh hay đối tượng dự án cùng với các yêu cầu cụ thể đến từ các bên để mọi thay đổi hay làm rõ mục tiêu, sẽ dẫn tới một bộ yêu cầu sửa đối phản ánh được yêu cầu cầu thương mại.

67.Risk Management: Là việc suy tính và chuẩn bị trước cho những rủi ro có thể xảy ra. Việc này bao gồm cả xác định các vấn đề tiềm ẩn và đưa ra kế hoạch hành động dự phòng để giảm thiểu thiệt hại tiềm ẩn.

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

68.Thuật ngữ Role: Vai trò mô tả các hoạt động có liên quan mà một người có thể thường xuyên thực hiện để hoàn thành một phần hay toàn bộ một một quá trình, một mục tiêu. Vai trò khác với chức vụ nghề nghiệp. Vai trò, báo cáo cấu trúc và các tham số khác có thể được sử dụng trong xác định chức danh công việc

69.Root cause analysis: Nghiên cứu lý do cơ bản cho sự không phù hợp với quy trình. Khi nguyên nhân gốc được gỡ bỏ hay sửa lại, tính không phù hợp sẽ bị loại bỏ

70.Scrum: Là một trong những phương pháp nhẹ nhàng, linh hoạt sử dụng cách tiếp cận lặp đi lặp lại và gia tăng để phát triển các hệ thống thông tin. Phương pháp Scrum mang tới 1 nhóm nhỏ làm việc cùng nhau cho 1 bộ tính năng được chỉ định trong một thời gian ngắn được gọi là “chạy nước rút” (khoảng 30 ngày)

71.Scope: Xác định ranh giới của quá trình; làm rõ hơn về điểm xuất phát và kết thúc cho việc cải tiến cư trú (VD: thời gian cung cấp dịch vụ phục vụ tại phòng từ thời điểm khách gọi cho tới khi gõ cửa phòng khách); xác định địa điểm và những thứ cần để đo lường và phân tích; những nhu cầu nằm trong phạm vi kiểm soát của nhóm dự án. Phạm vi càng rộng, những cố gắng cải thiện sẽ càng phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn.

72.Secondary Actor: Là một người, quy trình kinh doanh hay ứng dụng mà cung cấp kết quả hoặc thông tin cụ thể cho một trường hợp sử dụng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng trong trường hợp đó. Tác nhân phụ không bao giờ khởi xướng, bắt đầu các trường hợp sử dụng. Nó được viện dẫn ra bởi hệ thống để có được những thông tin hay kết quả theo yêu cầu. Trong một hệ thống được đưa ra có thể có nhiều tác nhân phụ.

73.Sequence Diagram: Là biểu đồ mô tả những tương tác giữa các thành phần của ứng dụng hoặc các đối tượng tham gia khác nhau theo thời gian, bao gồm nhưng không giới hạn các đối tượng hệ thống, tác nhân và hệ thống hay dịch vụ khác, với mục đích hoàn thành một yêu cầu, nhiệm vụ.

74.SIPOC Diagram: Là công cụ sử dụng để phác thảo phạm vi khi tiến hành cải tiến quy trình (thường là một phần của dự án cải thiện Six Sigma). Công cụ thu thập tất cả các yếu tố của quy trình thuộc diện đang được xem xét. Tên của sơ đồ là những chữ cái đầu cho các yếu tố đại diện cần được làm rõ. S – Suppliers: Nguồn cung cấp đầu vào cho quá trình đang được xem xét; I – Input: Đầu vào của quá trình, P – Process: Các bước của quá trình đang được cải thiện; O – Output: Đầu ra của quá trình; C – Customers: Khách hàng hay người hưởng kết quả đầu ra của quá trình.

75.Six Sigma: Là một phương pháp cải tiến quá trình được chia thành 5 giai đoạn có thể lặp lại để liên tục cải tiến các quy trình quan trọng, đem lại hiệu quả và thành công lớn hơn. 5 giai đoạn đó bao gồm: Định nghĩa, Đo lường, Phân tích, Cải thiện và Kiểm soát.

Xem thêm Phần mềm quản lý bán hàng nhà sách, văn phòng phẩm

76.SMART Goals: Từ viết tắt cho các mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn SMART: cụ thể (Specific), có thể đo lường (Measurable), có thể đạt được (Attainable), phù hợp (Relevant) và thời gian rõ ràng (Time-bound)

S – cụ thể về những gì mong đợi, tại sao nó lại quan trọng, ai là người liên quan, xảy ra ở đâu và phần nào là quan trọng

M – cho phép tiến độ được đánh giá và xác định rõ ràng

A – những mục tiêu kéo dãn nhân viên nhưng có thể hoàn thành lấy động lực

R – trả lời cho câu hỏi tại sao hoạt động này lại đáng giá

T – xác định mức độ khẩn cấp bằng việc đưa ra một thời hạn.

Mục tiêu rõ ràng, có tính thúc đẩy, dễ hiểu nhằm mang đến khả năng thành công cao hơn.

76.Solution Assessment and Validation: Mô tả hoạt động xác định mức độ đáp ứng của một giải pháp tới các bên liên quan và các giải pháp ban đầu cũng như mô tả hoạt động mà một BA nên làm để đảm bảo tính thành công của giải pháp

77.Thuật ngữ Solution statement: Một mô tả rõ ràng các giải pháp đã được đề xuất; qua đó đánh giá và lựa chọn phương án giải quyết hợp lý nhất

78.Stakeholder: Bất kì cá nhân, nhóm hay tổ chức sẽ có hoặc sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ làm ra

79.Thuật ngữ Stakeholder Analysis: Là quá trình xác định các bên có liên quan tới dự án, cách mà nhu cầu của họ có thể tác động tới dự án và những đóng góp của họ.

80.Systems Thinking: Quá trình tìm hiểu những thứ ảnh hưởng tới nhau trong phạm vi toàn thể. Trong các tổ chức, hệ thống bao gồm con người, cấu trúc và các quá trình hoạt động cùng với nhau để tạo ra một tổ chức vững mạnh hoặc không.

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

81.SWOT Analysis: Là một kĩ thuật lập chiến lược nhằm đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài khi một công ty đi vào hoạt động và cạnh tranh. Các yếu tố bên trong được chia thành thế mạnh và điểm yếu, còn yếu tố bên ngoài bao gồm các cơ hội và thách thức. (Strength – Weakness – Opportunity – Threat)

82.Tollgate: Một buổi xem lại các hoạt động trong dự án cho tới thời điểm đó liệu đã hoàn thành một cách thỏa đáng chưa. Tollgate thường được tiến hành để bàn về những quyết định quan trọng trong suốt quá trình của dự án

83.Use Case Diagram: Đặc tả trường hợp sử dụng cung cấp chi tiết về chức năng mà hệ thống sẽ hỗ trợ và mô tả cụ thể cách người dùng sẽ sử dụng hệ thống để đạt được kết quả nhất định

84.User Story: Một câu chuyện của ngời dùng (thường được sử dụng trong Agile) là một dạng yêu cầu cấp cao trong đó chứa vừa đủ lượng thông tin giúp cho nhóm nghiên cứu tạo ra được yêu cầu trong phạm vi hợp lý. Thông thường là một hay vài câu nói theo ngôn ngữ thông dụng của người dùng.

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

85.Value adding activities: Những bước/nhiệm vụ trong quá trình đáp ứng được đủ 3 tiêu chí xác định giá trị đưa ra bởi khách hàng:

Chuyển đổi mục/dịch vụ sang hoàn thành

Sự quan tâm của khách hàng (sẵn sàng chi trả)

Chính xác ngay trong lần chạy đầu tiên

Một nhóm dự án có thể đề xuất những ý tưởng cải thiện chỉ bao gồm các hoạt động gia tăng giá trị để đưa quá trình hiện tại của họ gần hơn với quá trình lý tưởng đưa ra

86.Value Stream Map: Là biểu đồ trực quan thể hiện luồng công việc từ đầu đến cuối, khi tạo ra kết quả hoặc sản phẩm (dịch vụ, tài liệu, thông tin …). Khách hàng sẽ là người đưa ra các quan điểm để đánh giá giá trị, kết quả. Là công cụ để ghi lại quá trình thực hiện nhằm chỉ ra được các vấn đề phát sinh cũng như định hướng cho công việc

87.Variance: Là sự thay đổi trong quy trình hoặc trong kinh doanh thực tiễn dẫn tới kết quả khác với kỳ vọng đã được đưa ra

88.Voice of the Customer (VOC): Một cách tiếp cận có hệ thống qua đó thu thập và phân tích những yêu cầu, kì vọng cũng như mức độ hài lòng hay không hài lòng của khách hàng. Các phương thức thu thập VOC bao gồm: khiếu nại; khảo sát; các nhận xét; nghiên cứu thị trường; các nhóm tập trung và các cuộc phỏng vấn. VOC giúp thúc đẩy quá trình cải thiện hay thiết kế lại và là một nguồn dữ liệu quan trọng trong việc lựa chọn dự án.

89.Thuật ngữ Work Breakdown Structure: “Cấu trúc phân chia công việc” văn bản hóa các công việc cần thiết, các ảnh hưởng để hoàn thành một mục tiêu hay một dự án. Nó thường được thể hiện dưới dạng sơ đồ cây, bắt đầu với những công việc, nhiệm vụ lớn sau đó được chia thành những mục nhỏ hơn. Các nhiệm vụ nhỏ được phân nhóm theo nhiều tiêu chí khác nhau như: theo hệ thống hoặc hệ thống con, theo các giai đoạn của dự án, theo một chỉ tiêu tổng hợp…

90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 2

Nguồn sưu tầm

Bài viết liên quan 90 thuật ngữ tổng hợp mà bạn cần nắm rõ phần 1 

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM