CEO làm quản lý chuyên môn cần gì phải biết về HR?
Dưới đây PosX sẽ nói cho bạn biết khi Làm CEO, làm quản lý chuyên môn thì cần gì phải biết về HR? Thế thì liệu đấy có phải người đứng đầu, quản lý tất cả các vấn đề của công ty hay không, HR lại còn quan trọng đến thế?
Đặc điểm nổi bật của những doanh nghiệp có nhân viên gắn bó lâu dài, kể cả những khi khó khăn là gì? Đó là “không khí gia đình” trong doanh nghiệp.
Điều này từ góc độ chuyên môn HR gọi là sự tương tác thường xuyên một cách cởi mở giữa người chủ doanh nghiệp (hay cấp trên trực tiếp) và người làm thuê (nhân viên cấp dưới).
HR tương tác thường xuyên không nhất thiết phải là những cuộc “họp” nghiêm túc, mà có thể là những cuộc trò chuyện, trao đổi công việc trong giờ làm việc hoặc ngoài giờ làm việc.
Trao đổi nội dung gì ?
– Tìm hiểu, nắm bắt tiến độ thực hiện công việc được giao. Kiểu “việc của em có ổn không?”. Hay “doanh thu bên em dạo này có vẻ hơi chậm lại nhỉ?”
– Đưa ra lời khuyên, cung cấp thông tin có liên quan, gợi ý hướng giải quyết. Kiểu “chị thấy bên kia họ giải quyết theo cách này, thấy cũng hiệu quả nè: …”. Hay “Sao em không thử làm theo cách này … “…
– Động viên nhân viên, lên dây cót giúp nhân viên vượt qua trở ngại để hoàn thành công việc. Kiểu “Uhm, anh rất hiểu những khó khăn của tụi em. Nhưng anh nghĩ em sẽ làm được. Cố lên em”
– Định hướng phát triển sự nghiệp. Giúp nhân viên ( HR ) nhìn thấy cơ hội phát triển, tương lai tốt hơn của mình với công ty. Kiểu: “Chị thấy em rất có tiềm năng để phát triển về …. Nếu em chịu khó học thêm về … nữa, thì sẽ có khả năng lên thay sếp … một ngày không xa, khi công ty mở thêm mảng kinh doanh mới.”
Xem thêm Phần mềm bán hàng mỹ phẩm
– Tìm hiểu về hoàn cảnh riêng, những khó khăn trong cuộc sống để hỗ trợ. Kiểu: “Sao em không xin vay tiền công ty để mua xe máy mà đi làm cho tiện” (bạn ấy thường xuyên đi muộn). Hoặc “Để anh nhờ bà xã anh hỏi có chỗ nào xin cho vợ em đi làm lại (vợ bạn ấy mất việc).
Nếu các sếp mà làm được vậy thì ai mà chẳng muốn về làm với bạn. Và bạn đối xử với nhân viên cấp dưới như vậy thì ai đành bỏ đi nơi khác?
Sếp nào lâu nay suy nghĩ: làm CEO, làm quản lý chuyên môn thì không cần phải có kiến thức và kỹ năng HR nhân sự, thì suy nghĩ lại nhé!
Nguồn sưu tầm Đỗ Hòa – Tinh Hoa Quản Trị
Bài viết liên quan Phân tích mô hình Swot phiên bản nói đi nói lại!
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
Bài viết mới nhất
Case Study
Chuyên ngành
Kinh nghiệm kinh doanh
Truyền thông
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
