Sau nhiều năm đề xuất, ý kiến trên nhiều kênh khác nhau, gần đây đã thấy nhà nước đã có sự quan tâm đến vai trò của các trường đại học đối với hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, thấy mọi người vẫn còn đang rất loay hoay. Để hiểu hơn thì chúng ta cùng tìm hiểu với PosX sẽ thấy rõ được các vấn đề liệu Chiến lược phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá thành công?
Nhiều ý kiến cho rằng cần có vai trò trung gian để kết nối, đánh giá giá trị của sản phẩm nghiên cứu nhằm có thể bán cho doanh nghiệp có nhu cầu.
Cái cần đầu tiên là cần trang bị cơ sở hạ tầng nghiên cứu cho các trường đại học.
Được biết, cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học ở các trường đại học VN hiện rất nghèo nàn, đã ít lại còn lạc hậu. Khó có thể khuyến khích thúc đẩy các thầy và sinh viên đầu tư nghiên cứu để cho ra những sản phẩm khoa học có giá trị cao trong điều kiện thiếu thốn như vậy.
Trong điều kiện ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn chế, nghĩ cổ phần nên đầu tư tập trung một số trường ở các vùng kinh tế trọng điểm kinh tế, không đầu tư dàn trải, không đầu tư ở những nơi nhu cầu thấp.
Các trường đại học lớn ở những nơi như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ cần được đầu tư cơ sở hạ tầng nghiên cứu khoa học để nâng năng lực nghiên cứu của các trường này lên ít nhất là ngang tầm khu vực (Singapore, Đài Loan, Philippine, Thái Lan).
Và tuy đặc thù kinh tế từng vùng mà định hướng đầu tư về năng lực nghiên cứu cho phù hợp (cơ khí chế tạo, CNTP, CNTT, nông nghiệp …)
Xem đầu tư về cơ sở hạ tầng R&D cho các trường như là đầu tư phát triển kinh tế, phục vụ cho chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chứ không chỉ là đầu tư cho giáo dục.
Mục thứ hai cần đầu tư nữa là đầu tư cho các thư viện của trường, cập nhật lên tiệm cận với trình độ khoa học của thế giới. Đây là nơi các thầy trò sẽ tham khảo lý thuyết khoa học thế giới, và ứng dụng thực hành tại các lab nói trên.
Xem thêm Phần mềm bán hàng mỹ phẩm
Với những cơ sở trên thì việc thu hút, mời các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài về hợp tác cũng dễ, chứ như lâu nay mời người ta về mà chẳng có gì để họ phát huy thì ai muốn về làm gì?
Một khi các trường có năng lực nghiên cứu thì các doanh nghiệp tự động sẽ tìm đến để đặt hàng nghiên cứu, sẽ đề xuất hợp tác nghiên cứu theo đơn đặt hàng, hoặc mua sản phẩm nghiên cứu do trường làm ra.
Năng lực nghiên cứu không có mà lập ra trung gian thì giải quyết được vấn đề gì?
Cái cần thứ 2 là chính sách.
Chính sách khuyến khích doanh nghiệp chi tiêu cho R&D, và chính sách cho phép các trường chủ động kết nối với các tổ chức bên ngoài (nguồn lực R&D của thế giới), và cho phép các trường chủ động hợp tác, cung cấp dịch vụ R&D cho bất kỳ ai cần. Đây chính là tạo đầu ra cho sản phẩm R&D của các trường.
Và cần thứ 3 là không gì khác ngoài ngân sách.
Chính phủ nào cũng dành một phần ngân sách quốc gia để phát triển khoa học kỹ thuật.
Chính phủ nên đặt hàng và tài trợ một vài dự án nghiên cứu cho các trường đại học thực hiện, không nên giao cho bộ KH&CN tự quyết định để rồi họ sử dụng như vụ kit test VA vừa rồi.
Đề tài nghiên cứu thì theo định hướng chiến lược phát triển của nhà nước. Các dự án này cũng đóng vai trò mồi (enabler) trong giai đoạn đầu, trong khi chờ các thành phần kinh tế, xã hội khác vào cuộc.
Cuối cùng là CP cần tạo ra một môi trường xã hội đề cao giá trị R&D, đề cao những thành quả nghiên cứu sáng tạo, đề cao những con người làm ra những máy móc, thiết bị, phần cứng và phần mềm.
Sao cho cộng đồng và xã hội nhìn nhận vị trí của họ, tôn trọng và yêu mến họ không kém ngôi sao bóng đá.
Sao cho học sinh và sinh viên xem các nhà phát kiến R&D là những idol của mình, để từ đó giới trẻ có sự đam mê hoạt động R&D, đam mê sáng tạo, phát minh.
Về mặt tuyên truyền.
Thay vì đề cao các tiến sỹ, thì truyền thông nhà nước cần đề cao vai trò các kỹ sư. Thay vì đưa lên sóng những văn phòng sạch sẻ của các tiến sỹ, giáo sư, thì lên sóng cảnh nhà xưởng, phòng lab nghiên cứu.
Trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam phát triển yếu kém như hiện nay có nguyên nhân là vì lâu nay chúng ta đề cao hàm tiến sỹ, xem thường vai trò của các kỹ sư.
Trong khi chính các kỹ sư mới là những người làm ra những chiếc máy tính hiện đại, làm ra tàu ngầm, làm ra vệ tinh, làm ra tên lửa, làm ra các thiết bị hữu dụng. Nhiều phát kiến công nghê mới, ứng dụng mới rất hữu dụng cho xã hội được các kỹ sư nghiên cứu làm ra, chứ không phải các tiến sỹ.
Không thể chấp nhận tình trạng chúng ta phải nhập 100% thiết bị máy móc ngoại, rồi ngay cả việc chỉnh sửa lại cho phù hợp với điều kiện Việt Nam mà đội ngũ kỹ thuật của chúng ta cũng không làm được.
Và cũng không nên để tình trạng ngay cả các thầy, cô ở các trường đại học chuyên ngành mà cũng không xử lý được những vấn đề kỹ thuật thu hoạch, chế biến, bảo quản nông sản của Việt Nam mà phải phụ thuộc vào kỹ thuật của nước ngoài như hiện nay.
Làm được ở trên đây thì không cần phải có các chương trình quốc gia về startup công nghệ, vật liệu, chế tạo cơ khí … vì các sinh viên tham gia dự án R&D của trường, sau khi ra trường sẽ tiếp tục phát huy kết quả nghiên cứu của mình, họ sẽ trở thành các khởi nghiệp về ngành mà họ đã nghiên cứu.
Nguồn Đỗ Hòa – Tinh Hoa Quản Trị
Bài viết liên quan Nhân sự là tài sản, lợi thế của tổ chức và doanh nghiệp
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.