Phẫn nộ và bất lực, đó là cảm giác của đại đa số người Việt Nam chúng ta trước câu chuyện cá chết hàng loạt này. Ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề tìm được thủ phạm và đưa ra ánh sáng, còn một mối lo lớn là 90 triệu người VN sẽ không dám ăn hải sản trong nhiều năm tới, và hàng trăm ngàn bà con ngư dân mất đi toàn bộ nguồn sống. Vì cho dù chỉ có hải sản miền trung bị nhiễm độc, nhưng không thể phân biệt được nguồn gốc của bất kỳ hải sản nào mua về, nên chúng ta sẽ không dám ăn.
Chúng ta không bất lực! Tôi xin gợi ý 2 công nghệ dưới đây (máy xét nghiệm thực phẩm cá nhân, và mã vạch DNA) cho các startup, có thể giải quyết một phần vấn đề nhiễm độc hải sản và thực phẩm nói chung. Tôi tin rằng sẽ có các startup VN thông minh, sáng tạo sẽ tìm ra cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để áp dụng rộng rãi. Cá nhân tôi, và chắc chắn nhiều nhà đầu tư khác rất mong được hỗ trợ vốn cho một số startup như vậy.
1. Các máy kiểm tra thực phẩm cá nhân như của Soeks, Greentest. Trong vòng 10 giây có thể phát hiện ra nhiều hoá chất như chất tạo nạc Salbutamol, phân Ure ướp hải sản tươi lâu
Chưa rõ cá ở miền Trung nhiễm chất độc gì, nhưng khi có kết quả điều tra các startup có thể liên hê với nhà sản xuất, phối hợp để ra phiên bản mới, và nhập khẩu. Hoặc có thể nghiên cứu tự sản xuất trong nước.
Nhược điểm của các thiết bị này là giá khá đắt ($200-$300), nhưng các startup khác có thể cung cấp “dịch vụ xét nghiệm”, ví dụ như người tiêu dùng mua cá, thịt về có thể ra cửa hàng điện thoại thuê xét nghiệm.
Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng ,trang trí nội thất
2. Phun Mã vạch gen (DNA Barcode) nguồn gốc thực vật vào thực phẩm, để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm
Vẫn có nhiều ngư dân đánh bắt được cá sạch, và nhiều cửa hàng, siêu thị phân phối cá sạch. Nhưng khó khăn lớn nhất của các cửa hàng, siêu thị bán lẻ thực phẩm sạch hiện nay là họ bị đánh tráo hàng hoá. Có thể là các nhà cung cấp của họ, có thể là chính người nuôi trồng đánh bắt, hoặc chính nhân viên của họ đánh tráo thực phẩm bẩn lẫn vào thực phẩm sạch. Dù cửa hàng có hoàn toàn nghiêm túc, tử tế thì cũng khó kiểm soát được thực sự nguồn gốc của thực phẩm, và chỉ một lần bị phát hiện thực phẩm bẩn thì họ sẽ mất hoàn toàn uy tín, thương hiệu. Người tiêu dùng cũng không dám tin vào các thương hiệu thực phẩm sạch, vì chính thương hiệu cũng không kiểm soát được chất lượng.
Công nghệ Mã vạch gien “DNATrax” của SafeTraces có thể giải quyết được việc đó. Nó giống như một “mã vạch dạng lỏng”, từ nguyên liệu tự nhiên, không mầu sắc mùi vị, đã được FDA (Mỹ) cấp phép an toàn thực phẩm. Cách sử dụng như sau:
– Người nuôi trồng, thương lái, các nhà cung cấp trung gian lần lượt phun Mã vạch gien vào cá, thịt, rau… của mình
– Cửa hàng, siêu thị kiểm tra lại toàn bộ nguồn gốc qua các Mã gien, trước khi phun Mã vạch gien của mình vào, và bán cho khách
– Khách mua thực phẩm về, ra cửa hàng dịch vụ xét nghiệm trước khi ăn (nếu mua ở chỗ mới thì xét nghiệm ngay, nếu ở chỗ quen tin cậu thì thỉnh thoảng xét nghiệm). Nếu phát hiện chất độc, chất cấm thì đưa đến trung tâm kiểm định Mã vạch gien độc lập, để xem thực phẩm đó đã qua tay những ai.
– Các cửa hàng, nhà phân phối có Mã vạch gien trên thực phẩm sẽ phải điều tra, xác định ai đã đánh tráo, thêm tạp chất vào thực phẩm, nếu muốn giữ uy tín cho thương hiệu của mình.
SafeTraces/DNATrex là 1 startup ở Silicon Valley, có nhiều tiềm năng nhưng có vẻ đang đi sai hướng vì nhắm tới thị trường Mỹ. Tôi chưa có điều kiện tìm hiểu nhiều, nhưng theo như đọc qua một số bài báo liên quan, thì người tiêu dùng Mỹ ít khi gặp thực phẩm bẩn, nên họ không quá lo lắng, nhưng lại khá lo sợ khi ai đó phun thêm một chất “gien” gì đó lên thức ăn. Cho dù chất DNATrex này là nguồn gốc thực vật, theo họ là hoàn toàn vô hại, và đã được FDA cấp phép (FDA là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ, rất khắt khe cho việc cấp phép, thường phải mất nhiều năm để xin phép lưu hành một loại thực phẩm, dược phẩm mới).
Ngược lại, ở VN, nếu phải chọn giữa “chất độc chết cá” và “mã vạch gien vô hại” thì tôi sẽ chọn mã vạch gien. Nhất là nếu lại còn loại trừ được thuốc trừ sâu, chất tạo nạc, chất Ure… và vô số chất khác.
Các startup có thể liên hệ với SafeTraces hoặc các công ty tương tự, nhập sản phẩm Mã vạch gien về, sau đó a) setup một cửa hàng, chuỗi cửa hàng “thực phẩm sạch có mã vạch gien” để xây dựng thương thiệu; b) setup các trung tâm xét nghiệm, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng, và các cửa hàng, nhà cung cấp, người nuôi trồng.
Tất nhiên như mọi startup, khi triển khai sẽ gặp vô số khó khăn: nhận thức, lo lắng của người tiêu dùng về mã vạch gien, truyền thông báo chí, tìm được các cửa hàng, nhà cung cấp dám thử nghiệp, thuyết phục được các cơ quan quản lý, đội ngũ, vốn… Và tất nhiên là sẽ có vô số ý kiến “khó lắm không làm được đâu”, “đã bảo mà”, “ở Việt Nam không như thế đâu”.
Nhưng tôi tin rằng trong hàng ngàn startup hải sản đang hừng hực khí thế, sẽ có nhiều bạn không chấp nhận bất lực trước những thảm cảnh này của đất nước. Chỉ cần các bạn giúp được cho 1-5% người tiêu dùng yên tâm với thịt cá rau quả sạch, 1-5% ngư dân bớt khổ, thì thành công của các bạn cũng vô cùng ý nghĩa. Và trong bối cảnh này, tôi tin rằng đi đâu các bạn cũng sẽ gặp các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư, các mentor, các đối tác ủng hộ các bạn hết mình.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng nhà sách, văn phòng phẩm
Elon Musk chỉ mất 10 năm để đưa ra giải pháp cho vấn đề nóng lên toàn cầu, trong khi hiệp định COP21 phải mất 23 năm để chỉ để ký kết chứ chưa nói đến thực hiện. Tesla của Elon đưa giá ô-tô điện xuống ngang bằng với xe thường, Solarcity của ông đưa giá điện mặt trời xuống rẻ ngang giá điện thông thường. Việc mở toàn bộ các bản quyền sáng chế của Tesla cho bất kỳ ai sử dụng miễn phí giúp cả ngành công nghiệp ô-tô điện phát triển nhanh gấp nhiều lần. Qua đó sẽ giảm và dần thay thế được việc sử dụng năng lượng dầu mỏ và than đá, mà trực tiếp và gián tiếp chiếm hơn 50% lượng khí nhà kính toàn cầu.
Với những công nghệ xét nghiệm thực phẩm, mã vạch gien đã được nước ngoài sáng chế, chả lẽ các startup Việt không thể đưa vào ứng dụng thực tế trong vài tháng, vài năm tới, giúp ích thiết thực cho hàng triệu đồng bào?
Với bài chia sẻ trên, phần mềm bán hàng PosX hi vọng các startup Việt Nam tìm được hướng đi đúng đắn để tránh rủi ro nhất có thể. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Phạm Minh Tuấn
Bài viết liên quan: So sánh sự khác nhau giữa phần mềm Check code và Barcode
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.