Để mở quán ăn thành công thì phải trả lời được những câu hỏi này

Rate this post

Kinh doanh mở quán ăn, nhà hàng luôn là mãnh đất màu mỡ mà rất nhiều người muốn kinh doanh. Tuy nhiên đây lại là một trong những loại hình kinh doanh đầy thử thách và nhiều sự cạnh tranh nhất. Ngành này đòi hỏi sự tận tâm trong việc nắm bắt chi tiết và khả năng thích ứng linh hoạt nhanh nhạy. Nếu bạn đang có ý định mở quán ăn / nhà hàng thì hãy trả lời những câu hỏi mà PosX tổng hợp dưới đây trước khi bắt đầu vào kinh doanh.

mở quán ăn

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán xe,máy móc,phụ tùng & dịch vụ gara oto

1. Huy động nguồn vốn từ nguồn nào và bằng cách nào?

Mở quán ăn / nhà hàng cần bao nhiêu vốn? – Đây là câu hỏi được rất nhiều người hỏi, nhưng lại rất khó để có ngay câu trả lời. Bởi vì vốn bao nhiêu còn tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại hình ẩm thực mà nhà hàng phục vụ. Đa số nhiều người khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng thường gặp khó khăn đầu tiên là về nguồn vốn. Phần lớn sẽ phải đi vay vốn để kinh doanh nhưng với tỉ lệ vay được rất thấp.

Bạn còn nguồn vay nào khác không? Để có được những nguồn vốn đầu tiên từ ngân hàng, hoặc các nhà đầu tư thì kinh nghiệm khi khởi nghiệp nhà hàng là bạn cần có một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng, mạch lạc đầy thuyết phục.

2. Thị trường mục tiêu ở đâu? Khách hàng mục tiêu là ai?

mở quán ăn

Xem thêm: Phần mềm bán hàng cửa hàng thực phẩm, rau quả

Ngày nay, sự thay đổi về môi trường văn hóa đã làm nhu cầu ăn uống của khách hàng ngày càng thay đổi theo hướng đòi hỏi cao hơn, do đó ẩm thực cũng phải nâng lên tầm nghệ thuật.

Khách hàng hiện nay xuất thân từ nhiều tầng lớp xã hội với trình độ văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, không có 1 nhà hàng/quán ăn nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, cho nên chỉ nhắm vào trong 5-10% thị trường hiện nay và phục vụ tốt họ đã là 1 thành công rồi. Trước khi kinh doanh, bạn nên xác định được khách hàng mục tiêu, độ tuổi, theo thu nhập… mà chọn cách kinh doanh phù hợp.

3. Chọn địa điểm đặt nhà hàng ở đâu?

Khoản chi phí thuê địa điểm là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn và cũng chiếm khá nhiều chi phí hàng tháng về sau. Vì vậy ngay từ ban đầu, bạn nên tìm địa điểm phù hợp đẩy đủ các yếu tố như dễ tìm, vị trí thuận lợi với mô hình quán kinh doanh, quan tâm đến số lượng dân số, mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay mức chi tiêu của họ. Quan trọng hơn hết là họ có nằm trong số khách hàng mục tiêu của mình hay không.

4. Nên ký hợp đồng thuê địa điểm mở nhà hàng trong bao lâu?

Hãy bắt đầu với hợp đồng thuê 1 năm hoặc nhiều nhất là 2 năm. Khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, thuê địa điểm thời gian ngắn 1-2 năm là hợp lý. Vì theo như kinh nghiệm của những người đi trước, chu kỳ kinh doanh một nhà hàng/quán ăn thường rơi vào khoảng 2 năm. Nếu sau 2 năm, bạn may mắn “sống sót” thì khả năng bạn sẽ sống khoẻ tiếp và mở chuỗi.

Ngoài ra thời gian 1 đến 2 năm sẽ đảm bảo linh hoạt hơn trong trường hợp bạn không muốn thuê địa điểm đó nữa bởi thấy nó không phù hợp mang lại doanh thu cao.

5. Đặt tên cho nhà hàng là gì?

mở quán ăn

Xem thêm: Phần mềm bán hàng mỹ phẩm

Nguyên tắc cơ bản nhất khi mở quán ăn là tên quán cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng. Với thời đại công nghệ 4.0, hãy bổ sung thêm yếu tố đơn giản, ngắn gọn, dễ viết, không bị lỗi phông tiếng Việt khi gõ tìm kiếm trên các công cụ online.

6. Thiết kế không gian và nội thất nhà hàng như thế nào?

Một không gian nhà hàng tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng. Thông thường, khu vực phục vụ khách ăn uống chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu vực bếp chế biến, phần còn lại là kho trữ hàng và khu vực văn phòng. Để đáp ứng linh hoạt từng nhóm khách khác nhau, tốt nhất bạn nên sử dụng nội thất là bàn cho 2 người, 4 người và dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành các dãy bàn rộng hơn để phục vụ các đoàn khách lớn.

7. Thiết kế thực đơn và định giá bán món ăn như thế nào?

Kinh nghiệm được khuyên là hãy thiết kế thực đơn cho quán thật sự đơn giản, ngắn gọn, đừng quá dài dòng khiến khách hàng rối trí. Hãy sắp xếp các món theo mục để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Công thức chung khi định giá bán cho thực đơn nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm mà bạn đã chi để tạo nên món ăn đó (bao gồm giá nguyên liệu, nhân công, điện, nước, gas và những thành phần phụ trợ tạo nên món ăn).

8. Nên thuê người quản lý hay tự quản lý?

mở quán ăn

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng nhà sách, văn phòng phẩm

Bạn thích trực tiếp chỉ đạo mọi thứ tại nhà hàng? Hay bạn chỉ muốn đứng sau và điều hành từ xa mọi việc? Xác định được mong muốn này thì bạn sẽ biết là mình cần thuê người quản lý nhà hàng hay không.

9. Đi mua nhượng quyền thương hiệu hay tự tạo ra thương hiệu riêng?

Nếu bạn chỉ muốn mở quán ăn và kiếm lời thì đi mua nhượng quyền cũng là một giải pháp nhanh gọn, an toàn. Tuy nhiên, hãy tính đến các khoản chi phí phải trả, các quy định và các rủi ro mà bạn có thể gặp phải đi mua nhượng quyền. Còn nếu bạn muốn tạo dấu ấn thương hiệu nhà hàng riêng thì phải tự thân vận động và sáng tạo thêm nhiều ý tưởng cho thương hiệu của riêng mình.

10. Tìm khách hàng bằng cách nào?

Liệt kê vài kênh mà bạn sẽ chọn để quảng bá, thu hút khách hàng như trang fanpage Facebook, instagram…. Từ đó bạn sẽ lên kế hoạch cho chiến dịch marketing sắp đến cho nhà hàng như chạy quảng cáo, seeding trên các kênh này. Dù bạn áp dụng chiến lược marketing nào đi chăng nữa bạn cũng đừng quên kênh marketing truyền miệng – đây là phương pháp quảng cáo tốt nhất đối với ngành kinh doanh thực phẩm.

Khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn có thể thay đổi thông điệp và chiến lược quảng cáo ở từng giai đoạn, để đảm bảo luôn duy trì được sự mới mẻ của nhà hàng và thu hút thêm khách hàng mới tới quán.

Tóm lại, để kinh doanh thành công một nhà hàng quy mô lớn, hay mở quán ăn nhỏ thì còn cần rất nhiều bài học và kinh nghiệm mà vài trang giấy không thể nói hết. Nó cần ở bạn sự kiên trì, bền bỉ và nhạy bén đặc biệt với thị trường.

Nguồn: Heli Pham

Bài viết liên quan: Theo dõi quá trình phát triển của Coteccons

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM