Định nghĩa CO(certificate of original) là gì? Tại sao lại quan trọng đến thế!

Rate this post

Để có thể xuất nhập khẩu được hàng hóa thì CO (certificate of original) là một trong những giấy tờ không thể thiếu. Vậy CO (certificate of original) là gì? Các hồ sơ xin cấp CO cần những giấy tờ gì? Cùng PosX tìm hiểu thêm về những giấy tờ có liên quan nhé!

1.CO là gì?

CO (certificate of original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ. CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan.

Định nghĩa CO(certificate of original) là gì? Tại sao lại quan trọng đến thế!

2.CO để làm gì?

– Ưu đãi thuế quan: khi xác định được xuất xứ của hàng hóa sẽ giúp phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.

– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường khác. Việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó, các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – xúc tiến thương mại.

3.CO do ai cấp?

Tại Việt Nam, hiện nay có 2 cơ quan có thẩm quyền sau được quyền cấp phát CO là:

– Bộ công thương, phòng xuất nhập khẩu: cấp phát các CO form A, D và các CO nào do sự thỏa thuận của các chính phủ.

– Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam – VCCI: Vietnam Chamber Of Commerce and Industry cấp phát các form còn lại hoặc do Bộ công thương ủy quyền cấp phát CO.

Định nghĩa CO(certificate of original) là gì? Tại sao lại quan trọng đến thế!

4.CO có bao nhiêu loại?

Hiện nay, có các loại CO sau:

– CO form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

– CO form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

– CO (certificate of original) form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưỡng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

– CO (certificate of original) form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào.

– CO form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2).

– CO form AJ: hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưỡng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).

– CO form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSPT.

– CO form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi.

– CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).

– CO form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.

-CO (certificate of original) form Mexico: cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico.

– CO form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela.

– CO form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

5.Hồ sơ xin cấp CO (certificate of original)

Định nghĩa CO(certificate of original) là gì? Tại sao lại quan trọng đến thế!

Bộ hồ sơ đề nghị cấp CO bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp CO (được khai hoàn chỉnh và hợp lệ).

– Mẫu CO (bao gồm 1 bản gốc và 3 bản sao).

– Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được làm thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền + dấu sao y bản chính).

– Invoice.

– Vận đơn.

– Chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa: chứng từ mua bán; ủy thác xuất nhập khẩu; định mức hải quan (nếu có); bảng kê khai nguyên liệu sử dụng; chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu; quy trình sản xuất tóm tắt; giấy kiểm định.

6.Thủ tục cấp CO

Bước 1: đăng ký hồ sơ thương nhân

Bước 2: cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Bước 3: trả giấy chứng nhận xuất xứ CO
Nguồn sưu tầm

Bài viết liên quan 15 điều dạy phương pháp có trí nhớ tốt của người Do Thái

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM