Hậu covid-19 doanh nghiệp cần làm gì để phát triển bền vững
COVID-19 đã và đang làm thay đổi cả tư duy, phương thức quản trị doanh nghiệp. Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi hành vi ứng xử của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thay đổi triết lý kinh doanh, triết lý sử dụng nguồn nhân lực, văn hóa ứng xử, phương thức giao tiếp, trách nhiệm với cộng đồng, ứng xử với môi trường…Doanh nghiệp cần thay đổi ra sao để phù hợp với tình hình mới và bứt phá trong kinh doanh hậu Covid-19.
Một vài giải pháp cho doanh nghiệp hậu Covid-19
- Xây dựng các kịch bản ứng phó hậu Covid-19 – đồng thời xem xét sâu và rộng hơn các ảnh hưởng vĩ mô. Thay vì tập trung chủ yếu vào các yếu tô vi mô như trước đây.
- Chuyển đổi hoặc tái lập chuỗi cung ứng. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải kiểm soát tốt hơn sự gia tăng (tiềm ẩn) về chi phí của chuỗi cung ứng. Do việc lựa chọn các nguồn cung đa dạng. Nhằm tránh tình trạng đứt gãy hoặc không sẵn sàng của chuỗi.
- Tăng cường hoặc đa dạng các biện pháp bảo vệ người lao động. Đồng thời, áp dụng tự động hóa trong sản xuất. Để từng bước tiết giảm sự phụ thuộc vào các yếu tố không hiệu quả. Trong đó có chi phí nhân công.
- Khả năng sẽ có sự hoán đổi vị trí các doanh nghiệp cùng ngành. Mặc dù có thể không nhanh và năng động như sự hoán đổi của các ngành – do tác động của đại dịch. Các doanh nghiệp có bảng cân đối tài sản vững mạnh, đội ngũ quản lý tốt. Có thể tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Sẽ có thể có cơ hội “một lần trong đời” để bứt phá và vươn lên dẫn dắt thị trường. Các doanh nghiệp được quản lý quá chặt chẽ lại có thể phải nhường cơ hội kinh doanh mới nhất thời và ngắn hạn. Cho những doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh, linh hoạt. Và năng động trong thay đổi định hướng kinh doanh và chiến lược.
Ngoài ra:
- “Vùng lợi nhuận” sẽ chuyển dịch trong chuỗi giá trị. Hướng tới điểm chạm khách hàng (customer touch point). Hoạt động bán lẻ, kênh phân phối truyền thống trở nên ít quan trọng hơn. Nhường chỗ cho những nền tảng số (digital platform) và lợi nhuận biên được tạo ra nhiều hơn ở hạ nguồn. Việc tiếp cận và phục vụ người tiêu dùng từ phía doanh nghiệp. Sản xuất sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp giao nhận điểm cuối (last-mile delivery).
- Ứng dụng robot và trí tuệ nhân tạo (AI) trong vận hành chuỗi cung ứng. Và các chức năng khác của doanh nghiệp, ngày càng trở nên rõ nét.
- Hoạt động chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng hậu Covid-19. Dẫn dắt sự liên kết giữa các mô hình kinh doanh truyền thống với nền tảng số. Bên cạnh đó, hoạt động M&A chiến lược và đầu tư vào những “doanh nghiệp kỳ lân” có thể trở nên sôi động khi mà định giá (có thể giảm) được các nhà đầu tư nhìn nhận là hợp lý hơn.
Để biết thêm thông tin và đăng ký dùng thử Phần mềm quản lý bán hàng PosX – giải pháp phần mềm bán hàng đa kênh. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 090.224.3822 để được tư vấn miễn phí.
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
Bài viết mới nhất
Case Study
Chuyên ngành
Kinh nghiệm kinh doanh
Truyền thông
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
