Bạn đang bắt đầu kinh doanh sản phẩm mới, nhưng chi phí còn thấp nên không thể thuê nhân sự. Vì thế bạn mới bắt đầu tự học viết content nhưng không hiệu quả. Đó là vấn đề mà nhiều bạn đang gặp phải, vì vậy PosX tổng hợp lại những bước cơ bản mà bạn cần nắm rõ khi bắt đầu học viết content.
Danh mục bài viết
Bước 1. Xác định 1 nhóm khách hàng mình muốn bán nhất (khách hàng mục tiêu 1)
– Khách hàng mục tiêu: Đó là những người bạn sẽ dễ dàng đáp ứng yêu cầu cho họ nhất. Và đồng thời họ cũng là người đang thoả mãn với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Khách hàng mục tiêu có đánh số 1, vì sau đó, bạn có thể có những nhóm khách hàng mục tiêu 2, 3, 4… n.
– Xác định điểm chung và gộp họ thành nhóm. Có thể là:
+ Cùng vị trí địa lý
+ Cùng vấn đề, khó khăn đang gặp phải
+ Cùng nhóm tuổi
+ Cùng hoàn cảnh sống
+ Cùng sở thích hay là mối quan tâm…
Cố gắng phân tích thật chi tiết, cụ thể từ chính những khách hàng thực tế của bạn. Chí ít thì cũng phải có 2,3 người cho bạn phân tích đúng không.
Bước 2. Liệt kê chủ đề nội dung cần viết
Chúng ta chia ra thành các chủ đề lớn.
Ví dụ:
a) Chủ đề về nhóm khách hàng mục tiêu 1
b) Chủ đề về sản phẩm/dịch vụ của mình
Với (a), bạn tiếp tục chia thành các chủ để nhỏ hơn theo công thức: 5W1H.
Cụ thể là: What – When – Where – Why – Who – How (Cái gì – Khi nào – Ở đâu – Tại sao – Ai – Như thế nào).
Xem thêm: Phần mềm quản lý siêu thị điện máy,điện tử-đồ gia dụng
Vậy là chúng ta đã có 5 chủ đề nhỏ về Khách hàng. Và mỗi chủ đề nhỏ này, bạn tiếp tục liệt kê ra tối thiểu 15 – 20 câu hỏi. Mỗi nội dung của bạn sẽ trả lời cho 1 câu hỏi.
Ví dụ”
Sản phẩm là “giải pháp sống tự tin”
Khách hàng của bạn là Gen Millennials (gen Y)
Liệt kê 20 câu hỏi bắt đầu từ Why:
– Tại sao Gen Y là thế hệ “Lo Âu”?
– Tại sao Gen Y không tự tin?
– Tại sao Gen Y cần sống tự tin?
– Tại sao Gen Y “thích lo âu”?
– Tại sao Gen Y thấy mình không đủ giỏi, không đủ tốt?
– Tại sao Gen Y có thể Tự Tin hơn khi lựa chọn sản phẩm của mình?
Tiếp tục với (b), bạn có thể chia thành các chủ đề nhỏ với 3 câu hỏi: Trước – Trong – Sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình.
Và mỗi chủ đề nhỏ này, bạn tiếp tục liệt kê tối thiểu từ 15 – 20 câu hỏi.
Ví dụ: Vẫn là sản phẩm và khách hàng như trên nhé.
Câu hỏi bắt đầu từ: Trong khi?
– Trong khi thực hành “giải pháp sống tự tin” Gen Y cảm thấy như nào?
– Trong khi thực hành “giải pháp sống tự tin” Gen Y có sự thay đổi ra sao?
– Trong khi thực hành “giải pháp sống tự tin” Gen Y có khó khăn gì không?
– Tip để thực hành “giải pháp sống tự tin” hiệu quả nhanh?
– Kinh nghiệm thành công khi áp dụng “giải pháp sống tự tin”? …
Bạn cũng có thể chia chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ theo nhiều tiêu chí khác nhau nữa. Như là: Kinh nghiệm, giải pháp, quy trình,…
Vậy là không còn lo lắng thiếu ý tưởng cho nội dung rồi nhé.
Bước 3. Học và áp dụng các công thức content
Bạn có thể tìm đọc các bài viết rất chi tiết về công thức content marketing ở trong Group hoặc google search nhé. Những nội dung ấy hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu.
Kinh điển như là: AIDA, PAS, SSS,…
Chỉ có một lưu ý là: Cần áp dụng thành thạo các công thức trước. Rồi sau đó, muốn sáng tạo như nào thì sáng tạo như nấy.
Còn nếu mình mới bắt đầu học, thì nên tận dụng kiến thức của người đi trước, luyện tập và thấu hiểu sâu về nó đã nhé.
Bước 4. Hãy đều đặn mỗi ngày
Dù làm bất cứ nghề gì, việc thực hành liên tục là key chính để chúng ta nhanh chóng thành thạo kỹ năng đó. Đặc biệt là hãy biến nó thành bản năng của mình nhé.
Mình gợi ý cách để làm được điều này.
4.1. Trước tiên: Xác định mục tiêu + thời gian đạt được mục tiêu.
Vd:
– Tôi sẽ trở thành Content Creator trước 31/12/2022
– Hoặc: Tôi sẽ có 200 khách hàng để lại Lead trước 31/12/2022 (số lead ít nhiều tuỳ thuộc vào giá trị sản phẩm nhé).
4.2. Lên một thước đo cho hành động hàng ngày
Vd:
Để trở thành Content Creator, tôi cần phải:
– Viết tối thiểu 5 bài viết/1 ngày
– 1 ngày đọc 30tr sách liên quan đến Kỹ năng viết content, kiến thức marketing…
Hoặc, để có 200 khách hàng:
– Tôi cần làm nội dung: tối thiểu 2 bài viết, 3 video
– Và chia sẻ mỗi nội dung trên 5 group có mặt khách hàng mục tiêu của tôi/mỗi ngày.
4.3. Tạo một bảng theo dõi xem mình có làm đúng hàng ngày không
Bảng theo dõi gồm:
+ Thời gian (giới hạn theo tuần/1 bảng)
+ Việc tôi cần làm
+ Việc tôi đã làm được
+ Tổng lại.
Ví dụ:
Thời gian: 29/08
Tôi cần làm: 5 bài viết + 20 trang sách
Tôi đã làm được: 4 bài viết + 0 trang sách
4.4. Hãy công khai cam kết của bạn với người thân, bạn bè của mình
Mục tiêu: Để giữ bản thân có trách nhiệm hơn (kiểu không làm, chúng nó hỏi thì mình quê quá ha).
4.5. Hãy tổng kết lại bảng theo dõi hàng tuần nhé
Nếu bạn hoàn thành đúng, hãy tự tặng cho mình 1 món quà.
Nếu bạn còn chưa tốt, hãy nhìn lại Mục tiêu của mình. Và nỗ lực tiếp thôi.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng online
Bước 5. Sửa sai và tiếp tục bước 4
Tất nhiên, không phải cứ viết content ra là có người đọc. Lúc ban đầu, ai cũng chưa viết ổn đâu. Mình cứ kiên trì là tốt. Tuy nhiên cũng cần check lại xem mình có sai ở đâu không? Mình cần cải thiện điều gì? Người đọc đang phản hồi điều gì?
Từ đó cải tiến liên tục, làm nội dung của mình tốt lên. Hãy đặt cho mình 1 khoảng thời gian cố định nhìn lại, kiểm tra lại. Ví dụ là 1 tháng, 2 tháng chẳng hạn.
Lưu ý, đừng đặt mốc ngắn (như là 1, 2 ngày, hay là 1 tuần), vì thực tế, thời gian này chưa đủ để mình đánh giá là mình có sai hay không đâu. Sau khi sửa sai, thì vẫn cứ tiếp tục như Bước 4 nhé.
Trên đây là những gì mình đã, đang và sẽ tiếp tục áp dụng cho bản thân và khách hàng của mình. Chúc bạn có hành trình làm content bình an và hạnh phúc!
Written by Nga
Bài viết liên quan: Bài học trải nghiệm từ câu chuyện mua xe
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.