2019 là thời điểm được coi là chuyển mình trong xu hướng Marketing, dịch chuyển từ mua hàng offline sang mua hàng online. Tiếp thị đa kênh Omni-channel là xu hướng marketing mới được cho rằng sẽ thúc đẩy sự dịch chuyển này lên tầm cao mới.
Danh mục bài viết
1. Tiếp thị đa kênh Omni Channel là gì?
Đây là mô hình đặt khách hàng làm trung tâm trong việc tiếp cận thông qua nhiều kênh bán hàng khác nhau. Từ kênh online cho đến kênh offline nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sớm tốt nhất. Tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ hơn so với cách kinh doanh 1 kênh truyền thống trước đây.
Ví dụ: Thương hiệu Starbucks là một trong những case điển hình về trải nghiệm đa kênh. Bất cứ khi nào bạn mua thứ gì đó ở đây, bạn sẽ nhận được một thẻ tích điểm thưởng miễn phí. Đặc biệt, bạn có thể tải lại thẻ phần thưởng này thông qua ứng dụng và sử dụng nó trên tất cả các kênh của Starbucks.
2. Tầm quan trọng của tiếp thị đa kênh Omni Channel:

-
Tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn:
Omni channel là một xu hướng tiếp thị mới không thể chối từ. Tất cả các nhà bán lẻ, doanh nghiệp đều cuốn theo trào lưu này và nếu không tham gia, bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Thực tế, thay vì chỉ có 1 cửa hàng truyền thống không thể trưng bày toàn bộ sản phẩm. Thì Website, các sàn thương mại điện tử lại có thể “chiều lòng” khách hàng khi có nhiều không gian để thỏa thích trưng bày. Điều này tạo nên trải nghiệm vui vẻ trong hành trình khách hàng. Và tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt.
-
Gia tăng doanh số và traffic:
Theo đó, mỗi một kênh truyền thông đều sở hữu tệp khách hàng riêng. Có khách hàng đã quen với mua sắm trên kênh Facebook, có người lại sử dụng Shopee hoặc Website. Cũng có người lại muốn tìm đến toàn bộ các kênh để so mức giá và ưu đãi.
Vì vậy, việc bán hàng đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chốt sales và lượng traffic đến từ các kênh truyền thông.
-
Thu thập và phân tích dữ liệu:
Nhờ vào khả năng thu thập và phân tích dữ liệu tại một nguồn duy nhất mà doanh nghiệp có thể biết được:
-
- Sản phẩm mà khách hàng yêu thích nhất?
- Sản phẩm có doanh thu thấp nhất
- Sản phẩm cần được cải tiến?
- Nhu cầu và mong muốn mới của người tiêu dùng?
-
Tăng mức độ trung thành của khách hàng:
Thông qua bán hàng đa kênh, khách hàng có thể tiếp cận và mua hàng ở bất kỳ đâu.
Chẳng hạn, doanh nghiệp A chỉ sử dụng 2 kênh: App/Zalo nhưng đối tượng mục tiêu (thế hệ Gen Z) của họ lại chỉ có thói quen mua sắm trên Facebook hoặc Shopee. Không dùng quen Zalo và App. Do đó, họ sẽ lựa chọn trải nghiệm ở các thương hiệu khác.
Đây là một trong những lợi ích khó thấy. Nhưng nếu tìm ra cách để khai phá nó thì bạn sẽ mở rộng cơ hội gia tăng quy mô của doanh nghiệp.

3. Xây dựng chiến lược tiếp thị đa kênh Omni Channel
Bước 1: Lập 1 bản đồ hành trình khách hàng để tìm ra các điểm chạm:
Khách hàng luôn là trọng tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Vì vậy, bán hàng đa kênh cũng không phải ngoại lệ.
Bản đồ hành trình khách hàng có 3 giai đoạn quan trọng bao gồm: Awareness (Nhận biết), Consideration (Cân nhắc), Purchase (Quyết định mua). Hiểu được khách hàng mục tiêu đang ở giai đoạn nào rất quan trọng. Để doanh nghiệp lên kế hoạch từng kênh phù hợp theo từng giai đoạn.
Bước 2: Phân tích khách hàng mục tiêu để truyền tải đúng người, đúng thời điểm:
Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu: Xác định khách hàng mục tiêu, hiểu nhân khẩu học, sở thích, thói quen, hành vi của họ. Từ việc phân tích và xây dựng chân dung khách hàng, thu thập dữ liệu để xác định mẫu số chung trong sở thích của người mua hàng.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp nên có một nền tảng thu thập cơ sở dữ liệu của khách hàng như NextCrm.
Một khi bạn hiểu khách hàng của mình là ai, việc đưa ra giải pháp bán hàng đa kênh phù hợp sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng hơn. Tiếp cận đúng tệp khách hàng với đúng thông điệp, chiến dịch Marketing sẽ có tỷ lệ thành công cao hơn.
Bước 3: Đo lường, tối ưu:
Với thời đại của công nghệ, việc theo dõi và thiết lập chỉ số sẽ trở nên dễ dàng hơn với một hệ thống công nghệ. Ngày nay, hầu như các giải pháp Omnichanel đều đã được tích hợp các chỉ số giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích tình trạng một cách nhanh chóng hơn.
4. Giải pháp thông minh hỗ trợ tiếp thị đa kênh Omni Channel
Hệ thống có thể tùy chỉnh trường dữ liệu của khách hàng mà không cần NextCRM phải can thiệp. Điều này giúp hỗ trợ khách hàng nhiều trường dữ liệu để phân tích hơn. Hệ thống tự động cấu hình các kịch bản chấm điểm của khách hàng dựa vào hành vi mua hàng của khách hàng. Ví dụ nếu gặp số giao dịch khách hàng, độ tuổi… để đưa ra các thuật toán phân loại khách.
Đồng thời tự động đưa ra các sự kiện hoặc gửi email chúc mừng sinh nhật khách, qua zalo, facebook các hệ thống đa kênh khác.. và các sự kiện liên quan đến khách hàng đều được thiết lập tự động một cách cá nhân hóa và không spam. Ngoài ra, trong cùng 1 phần mềm tích hợp thêm nhiều chức năng như:
-
Tích hợp Facebook Marketing:
Tích hợp facebook fanpage, chatbot facebook, chốt đơn livestream, remarketing facebook, quản lý fanpage tự động và hiệu quả.

-
Tích hợp Zalo Marketing:
Nền tảng chăm sóc khách hàng qua Zalo OA mà khách hàng không cần follow OA trước đó.
-
Tích hợp SMS Marketing:
-
Tích hợp Email Marketing:
-
Chiến lược Remarketing đa kênh:
Hệ thống remarketing đưa ra các chiến dịch bán hàng, theo sát khách hàng qua các khoảng thời gian một cách tự động theo kịch bản định sẵn, hỗ trợ marketing và sales chăm sóc khách hàng tốt hơn
Omni-Channel mang đến cho người dùng những trải nghiệm mua sắm đa kênh tuyệt vời nhất, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Vì thế bạn không thể bỏ lỡ xu hướng tiếp thị này.
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.