Tổng hợp 5 phương pháp kéo dài vòng đời của sản phẩm

Rate this post

Vòng đời sản phẩm là khái niệm quen thuộc trong Marketing mà dân kinh tế phải biết. Tuy nhiên làm cách nào để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí. Hãy cùng PosX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

chu ky song san pham

I. PRODUCT LIFE CYCLE LÀ GÌ? CÁC GIAI ĐOẠN TRONG VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM

Product Life Cycle – vòng đời sản phẩm, hiểu đơn giản là một quy trình mà doanh nghiệp quản lý sản phẩm của họ, từ thời điểm sản phẩm ra đời, cho tới khi nó bị đào thải khỏi thị trường.

Vòng đời của một sản phẩm bao gồm 4 giai đoạn chính. Những giai đoạn này là:

Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)

– Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu và phát triển, đã đến lúc doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường.
– Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra nhiều chi phí cho hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu.
– Giá thành sản phẩm: Vì phải tốn nhiều tiền bạc cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm), giá thành của sản phẩm lúc này là rất cao.
– Doanh thu: Sản phẩm bắt đầu có doanh thu, nhưng số tiền thu về chưa đủ bù chi phí bỏ ra ban đầu.
=> Về cơ bản, doanh nghiệp thường phải chịu lỗ trong giai đoạn này.

Xem thêm: Phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng ,trang trí nội thất

Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển (Growth Stage)

Sau giai đoạn ban đầu, khách hàng bắt đầu biết đến sản phẩm. Lượng doanh thu vì thế bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ.
– Chi phí đầu tư: Doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh vào sản phẩm, dù chi phí đầu tư đã giảm so với giai đoạn 2.
– Giá thành sản phẩm: Nhờ và việc sản xuất sản phẩm hàng loạt, giá thành sản phẩm đã giảm đáng kể so với giai đoạn mới tung ra thị trường.
– Doanh thu: Doanh thu của sản phẩm tăng vọt. Doanh nghiệp bắt đầu hòa vốn và thu về những đồng lợi nhuận đầu tiên.
– Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh dần xuất hiện: Trong giai đoạn này, sản phẩm đem lại cho doanh nghiệp lượng doanh thu lớn. Vì vậy, công ty bắt đầu hòa vốn và thu lợi nhuận từ chính sản phẩm.

chu ky song san pham

Giai đoạn 3: Giai đoạn “trưởng thành” (Maturity Stage)

Sản phẩm đã trải qua giai đoạn phát triển nóng nhất. Giờ nó đã tạo dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
– Chi phí đầu tư: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong giai đoạn này là thấp nhất.
Giá thành sản phẩm: Sản phẩm có giá thành tương đối ổn định, ở mức tương đương với giai đoạn trước.
– Doanh thu: Trong giai đoạn này, doanh thu của sản phẩm đạt ở mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng doanh thu lại giảm so với giai đoạn trước.
– Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm bắt đầu tăng dần. Doanh nghiệp đã nghĩ đến phương án khác biệt hóa thương hiệu, đa dạng hóa tính năng để nâng cao vị thế cạnh tranh.
=> Tổng thể, đây là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm. Tăng trưởng dù không quá nóng, nhưng vẫn đem lại cho doanh nghiệp khoản doanh thu lớn từ sản phẩm. Nhưng sự cạnh tranh ngày một gay gắt, doanh nghiệp cần có phương án phòng thủ nhất định.

Giai đoạn 4: Giai đoạn thoái trào (Decline Stage)

Đây là giai đoạn cuối của sản phẩm, trước khi nó chính thức rời hẳn kệ hàng.
– Chi phí đầu tư: Để duy trì sức nóng, doanh nghiệp buộc phải đầu tư chi phí lớn để níu kéo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng sản phẩm.
– Giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp buộc phải hạ giá sản phẩm để kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
– Doanh thu: Doanh thu sản phẩm giảm xuống rõ rệt so với các giai đoạn trước đó.
– Đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ đạt ở mức cao nhất. Thị trường đạt đến mức bão hòa.
=> Ở giai đoạn này, nếu doanh nghiệp không có chiến lược sáng suốt nhằm vực dậy sản phẩm, một là sản phẩm sẽ chết, hai là sản phẩm sẽ sống vật vờ chờ đợi một tương lai không rõ ràng ở phía trước.Nếu doanh nghiệp có chiến lược quảng bá đúng đắn, rất có thể, một vòng đời mới của sản phẩm lại bắt đầu.

II. 5 PHƯƠNG PHÁP KÉO DÀI PRODUCT LIFE CYCLE

1. Quảng cáo và truyền thông

chu ky song san pham

Xem thêm: Phần mềm quản lý bán xe,máy móc,phụ tùng & dịch vụ gara oto

Cách làm đơn giản nhất để kéo dài Product Life Cycle, đó chính là quảng cáo và truyền thông. Cách làm này vừa thu hút lượng khách hàng tiềm năng mới, lại là một phương thức hiệu quả để remarketing tới đối tượng khách hàng cũ. Đây là cách làm thường thấy của các hãng phim lớn khi bộ phim của họ bước tới cuối giai đoạn trưởng thành, đầu giai đoạn thoái trào.

Một hai bài post trên mạng xã hội nhắc người xem hôm nay là ngày kỷ niệm bộ phim ra mắt đầu tiên ngoài rạp chiếu phim, post lên YouTube một vài trích đoạn nổi bật của bộ phim là một trong những cách quảng bá đặc trưng.

2. Giảm giá sản phẩm

Nếu cách marketing truyền thông lại sản phẩm không hiệu quả? Đã đến lúc doanh nghiệp nghĩ tới việc giảm giá cho sản phẩm để kích cầu. Chúng ta thường thấy phương thức này ở các hãng sản xuất điện thoại lớn, mỗi khi sản phẩm của họ lỗi mốt, hoặc đã trải qua thời ký tăng trưởng doanh thu nóng nhất. Đặc thù của ngành này là các sản phẩm có vòng đời tương đối ngắn, nên ta có thể dễ dàng bắt gặp chiến thuật này ở bất kỳ sản phẩm nào của Apple hay Samsung.

3. Thêm tính năng mới

Đây cũng là một giải pháp khác để kéo dài Product Life Cycle.
Ví dụ như sản phẩm sữa A nay đã “bổ sung thêm Canxi, thêm dưỡng chất, thêm bổ dưỡng” chẳng hạn.Khách hàng khi nhận thấy sản phẩm trước đây mình từng sử dụng có bổ sung thêm tính năng mới bên cạnh những tính năng họ từng rất yêu thích, có thể sẽ cân nhắc việc mua trở lại sản phẩm.

Những sản phẩm hay áp dụng phương thức này bao gồm: các loại sản phẩm thuộc ngành FMCG (mặt hàng tiêu dùng nhanh) hay smartphone (kiểu iPhone 6 với iPhone 6s).

4. Tìm kiếm thị trường mới

Khi thị trường cũ đã bão hòa, đã đến lúc sản phẩm của bạn nên tiếp cận thị trường mới tiềm năng hơn.

Ví dụ: Thị trường thuê bao di động tại Việt Nam đã bão hòa với “khoảng 51,1 triệu thuê bao tính tới tháng 6/2019” (theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông), các hãng viễn thông lớn như Viettel hay Mobifone bắt đầu tìm kiếm thị trường mới nhiều cơ hội hơn, như Myanmar hay Cambodia để duy trì mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, và mở ra vòng đời sản phẩm mới.

5. Bao bì sản phẩm mới

bao bi

Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà thuốc

Khi khách hàng đã quá quen thuộc với bao bì cũ, họ bắt đầu cảm thấy chán và không muốn mua sản phẩm đó nữa.

Một cách làm hay để kích cầu, đó là thổi một “làn gói mới” vào sản phẩm cũ: Bình mới rượu cũ. Doanh nghiệp bạn chỉ cần bỏ một khoản chi phí cho hoạt động thiết kế bao bì và quảng bá truyền thông. Hiệu quả sẽ tốt hơn rất nhiều việc phải phát triển lại từ đầu một dòng sản phẩm hoàn toàn mới.

Nguồn: sưu tầm

Bài viết liên quan: Sản phẩm OEM là gì? Tại sao doanh nghiệp thường áp dụng mô hình này

Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.

Rate this post

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM