Thành bại tại sản phẩm: 7 tiêu chí lựa chọn sản phẩm khi kinh doanh online. Người ta nói cấm sai thành công hay thất bại đều dựa vào việc chủ kinh doanh lựa chọn sản phẩm. Làm sao cho dòng chảy hàng hoá bán ra suôn sẻ. Cùng PosX tìm hiểu thêm về các tiêu chí khi lựa chọn sản phẩm kinh doanh nhé!
1.Sản phẩm độc lạ, chưa được phân phối ở Việt Nam
Khi bạn lựa chọn được những sản phẩm mới lạ, độc đáo và chưa từng được cung cấp tại Việt Nam thì bạn đã là người dẫn đầu thị trường. Đối thủ cạnh tranh của bạn cực kỳ ít, thậm chí là không có. Tuy nhiên với những sản phẩm dạng này bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để educate khách hàng. Bởi khách hàng chưa hề biết về sản phẩm mà bạn đang cung cấp, không biết sản phẩm của bạn sẽ giải quyết vấn đề gì cho họ và tại sao họ cần đến nó. Vậy nên hãy nghiên cứu thật kỹ trước khi kinh doanh những loại sản phẩm này nhé.
Xem thêm Phần mềm quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng ,trang trí nội thất
2. Sản phẩm có thể bán với số lượng lớn
Bí mật của các thương hiệu nổi tiếng thế giới là họ làm ra các sản phẩm bình dân nhất, giá thấp, dễ sử dụng nhất để có nhiều người sử dụng nhất. Lý do vì sao? Đó chính là vì sản phẩm của họ sẽ dễ đáp ứng được nhu cầu của số đông, dễ được chấp nhận và có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn!
3. Sản phẩm có biên lợi nhuận cao (vốn ít, lãi to)
Đây là những sản phẩm mà nguồn vốn cần bỏ ra ít nhưng lại bán được với giá cao. Nghe thì có vẻ vô lý tuy nhiên những sản phẩm dạng này đang được rất nhiều thương hiệu phân phối trên thị trường. Ví dụ như những local brand áo phông tại Việt Nam. Chi phí bỏ ra để sản xuất 1 sản phẩm rất ít nhưng giá bán lại rất cao, có thể gấp 3-4 lần vốn bỏ ra. Tại sao vẫn có người sẵn sàng bỏ tiền để sở hữu những sản phẩm ấy. Đó chính là sức mạnh của thương hiệu. Đôi khi khách hàng bỏ tiền ra không chỉ để mua sản phẩm mà còn để mua thương hiệu của sản phẩm ấy.
Xem thêm Phần mềm quản lý bán hàng cửa hàng mẹ & bé, quà lưu niệm
4. Sản phẩm có nhu cầu cao, thị trường lớn
Một ví dụ điển hình cho các sản phẩm có nhu cầu cao và thị trường lớn đó chính là kit test covid thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Những sản phẩm kiểu này thường khó tìm kiếm và chỉ mang tính theo trend, hết trend thì sẽ trở thành bão hòa thậm chí là thị trường sẽ không còn nhu cầu nữa. Hãy nghiên cứu thị trường thật kỹ trước khi tham gia kinh doanh những sản phẩm dạng này nhé.
5. Sản phẩm mà khách hàng có thể mua đi mua lại nhiều lần
Việc lựa chọn sản phẩm có khả năng tái mua hàng cao chính là một trong các bí quyết kinh doanh có lợi nhuận cao hiện nay. Tuy nhiên để đạt được điều đó đòi hỏi sản phẩm của bạn tốt và khâu CSKH sau mua cực kỳ hiệu quả. Bạn có thể CSKH cũ thông qua nhắn tin chúc sinh nhật qua Facebook, quảng cáo trên Fanpage hay sms telesale trực tiếp đến KH.
6. Sản phẩm đi đầu thị trường, dẫn đầu xu hướng
Bán các sản phẩm theo xu hướng (trends) cũng là cách để kinh doanh đột phá trong thời gian ngắn, để bắt được trends hot bạn có thể theo dõi các thông tin sau:
Các phim hot của Trung Quốc, Hàn Quốc, phim chiếu rạp hiện tại
Các group Facebook chuyên cập nhật các tin tức mới Google trends, Youtube Trends….Keyword chính để thành công khi kinh doanh sản phẩm trends đó là bạn phải làm nhanh, nhanh trong khâu nhập hàng, nhanh trong khâu marketing quảng cáo để “đánh nhanh thắng nhanh” vì trends chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm đã qua trends thì rủi ro ôm hàng chịu lỗ sẽ rất cao!
7. Sản phẩm có nguồn cung tốt, giá nhập tốt
Cho nên việc nhập hàng để kinh doanh, bạn cần phải lựa chọn nhà cung cấp uy tín. Đa số hiện nay Việt Nam ta thường nhập hàng kinh doanh chủ yếu là từ các chợ của Trung Quốc như Ninh Hiệp (VN), Chợ 13, Quảng Châu,… Bạn có thể sang Trung Quốc trực tiếp để tìm kiếm nguồn hàng hoặc nếu vốn ít bạn có thể nhập qua các chợ đầu mối uy tín tại Việt Nam.
Để tìm được 1 sản phẩm có đầy đủ cả 7 tiêu chí trên là rất khó. Tuy nhiên nếu sản phẩm của các bạn có 2 hay 3 tiêu chí trong 7 tiêu chí kinh doanh trên thì khả năng win trên thị trường của bạn đã rất cao rồi.
Nguồn sưu tầm
Bài viết liên quan 5 chiến lược chính để đạt và củng cố mối quan hệ B2B của doanh nghiệp