Hiện nay, rất nhiều tổ chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước đã áp dụng những chiến lược chuyển đổi số, mục đích nhằm cải thiện hoạt động vận hành, tăng doanh thu và nâng cao tính cạnh tranh. Cùng phần mềm bán hàng PosX điểm qua một vài số liệu về thực trạng chuyển đổi số ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam:
Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng trên thế giới
Trong khảo sát của công ty BDO với các vị trí cấp C-level của 300 công ty lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, gần như tất cả (trên 97%) các công ty đang thực hiện một số bước đột phá về chuyển đổi số. Trong đó, hơn 21% doanh nghiệp trong danh sách đã đưa ra nhận định chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt về doanh thu và lợi nhuận khi các công ty cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng áp dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Cụ thể là:
- Doanh thu sau 3 năm: 62% công ty có mức tăng trưởng doanh thu trên 10% hàng năm và 32% có mức tăng trưởng doanh thu từ 1% – 9%
- Lợi nhuận sau 3 năm: 61% công ty có mức tăng trưởng doanh thu trên 10% hàng năm và 32% có mức tăng trưởng doanh thu từ 1% – 9%
- Ngân sách đầu tư: Hơn 65% công ty sẽ tăng ngân sách trên 10% và 26% sẽ tăng ngân sách từ 1% – 9% cho chuyển đổi số
Thực trạng chuyển đổi số ngành ngân hàng tại Việt Nam
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng nhà sách, văn phòng phẩm
Tại Việt Nam, cùng với sự đổi mới và cởi mở hơn trong các chính sách, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) đã tháo gỡ nhiều khó khăn và tạo điều kiện chuyển đổi đột phát cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng.
Theo thống kê, tính đến quý II/2021, Mobile Banking đạt là 200% về tốc độ tăng trưởng. Trong đó, khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng mỗi ngày. Phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ cơ bản. Bao gồm số hóa quy trình và kênh giao tiếp. Bên cạnh đó một số ngân hàng tiên phong ứng dụng nền tảng dữ liệu.
Dự báo được đưa ra từ một cuộc khảo sát do Ernst & Young thực hiện gần đây, trong đó 42% ngân hàng Việt Nam đã sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số. Trong khi đó, có 28% ngân hàng đã đưa chiến lược số hóa vào hoạt động kinh doanh của mình.
Có thể nói CĐS là yêu cầu thiết yếu, bắt buộc đối với mọi tổ chức tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng trong việc tồn tại và phát triển thịnh vượng.
THÁCH THỨC TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG
Xem thêm: Phần mềm bán hàng mỹ phẩm
Ngân hàng là ngành có nhiều cơ hội chuyển đổi số, mang lại những hiệu quả khác biệt. Tuy nhiên, trong hành trình chuyển đổi số, ngành ngân hàng cũng đối mặt với nhiều thách thức, trong đó bao gồm:
Rủi ro cao trong trường hợp thực hiện kém: Ngân hàng là một trong số ít lĩnh vực kinh doanh có rủi ro về tổn thất tài chính và uy tín lớn. Các sáng kiến số trong lĩnh vực này phải được lên kế hoạch, mô hình hóa và thử nghiệm cẩn thận trước khi đưa ra thị trường. Mục tiêu chính nhằm ngăn chặn sự gián đoạn trong hoạt động và giảm thiểu tối đa các lỗ hổng có thể xuất hiện dẫn đến rò rỉ, mất thông tin, truy cập trái phép vào tài khoản ngân hàng.
Yêu cầu cao nhân sự: Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cần những chuyên gia có tầm nhìn và kinh nghiệm lớn hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
Chi phí đầu tư và vận hành cao: Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng cần một ngân sách dồi dào và được tài trợ trong một thời gian dài. Do khả năng ứng dụng được nhiều công nghệ mới nên vòng đời đầu tư phần cứng và phần mềm của ngân hàng thường ngắn hơn các ngành công nghiệp khác. Vì vậy chuyển đổi số ngân hàng đòi hỏi việc nâng cấp và cập nhật liên tục dẫn đến chi phí đầu tư và vận hành công nghệ rất lớn.
Kế thừa và cải thiện các ứng dụng cũ: Nhiều hệ thống ngân hàng lớn được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình COBOL, đã có hơn 60 năm! Các hệ thống kế thừa này không được thiết kế cho môi trường kỹ thuật số được kết nối ngày nay, khiến việc tích hợp và áp dụng công nghệ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi dữ liệu sang môi trường mới đặt ra nhiều thách thức đối với các ngân hàng.
Rủi ro trong bảo mật thông tin: Cùng với sự phát triển đa dạng của các kênh, hình thức tương tác với khách hàng và hệ sinh thái công nghệ ngân hàng, tính bảo mật của cơ sở hạ tầng CNTT và dữ liệu là một trong những thách thức lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi số.
Nguồn: FPT Digital
Bài viết liên quan: Các thông tin về B2B eCommerce mà mọi doanh nghiệp cần phải biết
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.